Những lo ngại về sức khỏe mới vì ô nhiễm, nghiên cứu cho thấy sống gần một con đường đông đúc có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi lên 10%.
Nghiên cứu cũng cho thấy trẻ em sống trong phạm vi 50 mét trên những con đường đông đúc có thể có tốc độ phát triển phổi chậm hơn tới 14% so với những trẻ ở những con phố yên tĩnh.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người sống trong vòng 50 mét gần đường đông đúc ở London có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn 9,7% so với những người sống trên đường phố yên tĩnh, tính theo mức độ ô nhiễm trung bình dài hạn.
Các nhà nghiên cứu tin rằng việc cắt giảm ô nhiễm không khí bằng 1/5 lần tại các thành phố đông dân nhất nước Anh có thể giảm con số ít hơn 171 trẻ sơ sinh nhẹ cân được sinh ra mỗi năm.
Họ nói rằng những ngày ô nhiễm cao ở các thành phố có thể dẫn đến tăng thêm 124 lần nhập viện cho trẻ em bị hen suyễn và việc cắt giảm ô nhiễm bằng 1/5 lần có thể ngăn ngừa hơn 4.400 ca nhiễm trùng ngực ở trẻ em.
Việc cắt giảm này cũng có nghĩa là hơn 2.300 người trưởng thành không phải sống chung với bệnh tim mạch vành mỗi năm.
Một nghiên cứu dẫn đầu do Đại học King, London thực hiện năm trước ước tính rằng ô nhiễm không khí gây ra tới 36.000 ca tử vong mỗi năm.
Bức tranh giao thông của 1 con đường đông đúc ở London
Nghiên cứu được phát hành bởi một liên minh gồm 15 nhóm sức khỏe và môi trường đã xem xét ô nhiễm trung bình dài hạn ở mỗi thành phố, sau đó ước tính hiệu quả nếu nó bị cắt giảm 1/5 lần.
Bây giờ các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi một nhóm tại Đại học King đã phân tích các nghiên cứu kết hợp hồ sơ y tế và dữ liệu ô nhiễm không khí trên chín thành phố của Anh - London, Birmingham, Bristol, Derby, Liverpool, Manchester, Nottingham, Oxford và Southampton - cũng như bốn ở Ba Lan.
Họ tìm thấy những người sống trong vòng 50 mét gần đường đông đúc ở London có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn 9,7% so với những người sống trên khu đường phố yên tĩnh, dựa trên mức độ ô nhiễm trung bình dài hạn.
Các hạt ô nhiễm nhỏ gọi là PM2.5 đến từ khói thải xe hơi và trong các nguồn khác rất dễ dàng hít vào có khả năng gây tổn thương các tế bào DNA phổi, có thể dẫn đến ung thư. Nghiên cứu kết luận những con đường lớn của thủ đô có thể là nguyên nhân của 390 trường hợp ung thư phổi.
Bức tranh mô tả vùng phát thải cực thấp ở London
Sẽ có ít hơn 2.357 trường hợp mắc bệnh tim mạch vành hàng năm ở người trưởng thành sau khi cắt giảm PM10 20% - mặc dù chế độ ăn kiêng ít và thức ăn nhanh là nguyên nhân lớn hơn ô nhiễm.
So sánh trẻ em từ 11 đến 15 tuổi sống gần những con đường đông đúc hoặc yên tĩnh ở London, các chuyên gia cũng nhận thấy phổi của những người ở khu vực ô nhiễm hơn tăng chậm hơn 12,5%.
Các nhà khoa học cũng tìm thấy phổi của thanh thiếu niên gần các con đường chính ở Oxford tăng chậm hơn 14,1%, dựa trên các thử nghiệm về lượng không khí mà họ có thể thở ra.
Nghiên cứu được phát hành bởi một liên minh gồm 15 nhóm sức khỏe và môi trường, đã xem xét ô nhiễm trung bình dài hạn ở mỗi thành phố, sau đó ước tính hiệu quả nếu nó bị cắt giảm 1/5 lần.
Trên khắp các thành phố của Anh, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy ít hơn 171 em bé bị thiếu cân - dưới 5lb và 8oz - nếu mức độ nitơ dioxide, một chất gây ô nhiễm khác giảm 1/5 lần.
Nếu các hạt được gọi là PM10 bị cắt giảm 20%, họ ước tính sẽ có ít hơn 4.481 trẻ em bị viêm phế quản cấp tính - nhiễm trùng ngực phổ biến nhất cùng với viêm phổi.
Chất lượng không khí kém cũng có thể gây ra bệnh tim mạch vành bằng cách kích hoạt viêm, có thể thu hẹp các động mạch bằng cách ảnh hưởng đến sự tích tụ của các chất béo tích tụ.
Người mẹ ba con, 40 tuổi, đến từ Stoke Newington ở phía bắc London
Tương tự, hút thuốc vẫn là một yếu tố có nguy cơ gây ung thư phổi cao hơn đáng kể so với ô nhiễm.
Nghiên cứu cũng so sánh những ngày có ô nhiễm thấp và cao, kiểm tra 25% số ngày ở cuối thang đo khác trong ba năm.
Trong số những trẻ bị hen suyễn, có ít hơn 232 trẻ em từ 5 đến 14 tuổi sẽ bị các triệu chứng nếu những ngày ô nhiễm cao giảm xuống mức thấp.
Tiến sĩ Penny Woods thuộc Tổ chức Phổi, nước Anh cho biết: "Dường như mỗi ngày chúng ta thấy ngày càng có nhiều bằng chứng về sự ô nhiễm không khí ảnh hưởng khủng khiếp đến phổi của chúng ta".
Người mẹ sợ hãi về tình trạng giao thông trên đường đến trường của con trai
Lucy Harbor bắt đầu lo lắng về con đường tấp nập trước sân chơi ở trường con cô sau khi con trai Leo được đưa vào bệnh viện lúc ba tuổi vì viêm phổi.
Người mẹ ba con, 40 tuổi, đến từ Stoke Newington ở phía bắc London cho biết vào thời điểm đó, cô lo lắng rằng con trai không thể chống chọi với ô nhiễm.
Leo, hiện 9 tuổi, bị hen suyễn trong nhiều năm sau đó.
Harbor, có gia đình sống gần đường A10, đã biết về mức độ ô nhiễm cao tại Trường William Patten trong một nghiên cứu về chất lượng không khí của trường đại học.
Cô nói: "Báo cáo mới này xác nhận nhiều nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của tôi - rằng nơi chúng tôi sống và các con tôi đi học có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng tôi".
Cô con gái Iris, 6 tuổi, bị viêm tiểu phế quản khi còn bé, và con trai Samuel, 2 tuổi, gần đây bị mắc chứng co thắt.
Theo dailymail