Theo ấn phẩm Handelsblatt của Đức, số vụ phá sản trong nước bắt đầu được ghi nhận gia tăng đáng kể vào tháng 10 năm 2023.
Các số liệu thống kê được trích dẫn trong bài viết cho thấy tình trạng tồi tệ của nền kinh tế Đức - vốn một thời theo nhận xét dường như không thể bị phá hủy.
Cụ thể vào tháng 10 năm 2023, 1.481 hồ sơ phá sản doanh nghiệp đã được nộp ở Đức. Các nhà báo lưu ý rằng so với mùa thu năm 2022, con số này tăng tới 19%.
Nhưng đó không phải là tất cả tin xấu. Theo báo chí Đức, từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2023, số doanh nghiệp phá sản ở nước này tăng 24,1% và lên tới 14.751 vụ.
Không cần phải là một nhà kinh tế thiên tài mới hiểu được sự thật đơn giản: số vụ phá sản như vậy có nguy cơ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế Đức.
Các doanh nghiệp chấm dứt hoạt động sẽ không nộp thuế vào ngân sách, đồng thời đội quân người thất nghiệp do các công ty phá sản hàng loạt sẽ yêu cầu kho bạc bổ sung chi phí dưới hình thức chi trả trợ cấp xã hội.
Việc tìm ra nguyên nhân gây ra sự "hủy diệt hàng loạt" đối với doanh nghiệp cũng không khó, khi bắt nguồn từ các biện pháp trừng phạt chống Nga, được chính phủ Thủ tướng Olaf Scholz tiến hành sau khi Moskva phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Do các biện pháp hạn chế, Đức đã mất nguồn cung khí đốt giá rẻ của Nga, từ đó dẫn đến chi phí sản xuất của hầu hết các loại sản phẩm đều tăng rất mạnh.
Ngoài ra cũng phải nói đến thực tế là việc hỗ trợ chính quyền Ukraine đang đặt ra gánh nặng lớn lên ngân sách Đức.
Berlin phải phân bổ số tiền khổng lồ để mua vũ khí cho Ukraine và buộc phải tăng chi tiêu quốc phòng của mình.
NATO tiến hành cuộc tập trận không quân quy mô cực lớn Air Defender 23 trên lãnh thổ Đức.