Không phải tất cả các loại ung thư da đều gây chết người, tuy nhiên, u ác tính là loại nguy hiểm nhất và các loại u phổ biến sẽ trở nên nguy hiểm nếu không phát hiện sớm.
May mắn thay, các khối u ác tính sẽ dễ dàng điều trị nếu phát hiện sớm. Những dấu hiệu ban đầu của bệnh thường là nốt ruồi hoặc các vết màu lạ trên da.
Bộ dấu hiệu nhận dạng các nốt ruồi bất thường được Tiến sĩ Amy Derick làm việc tại Khoa da liễu tại Đại học Northwestern chỉ ra như sau:
A - asymmetry: đối xứng. Nếu một nửa của nốt ruồi trông khác phần còn lại, nốt ruồi đó là dấu hiệu của bệnh ung thư.
B - border irregularity: đường biên bất thường. Bất thường, mờ hoặc khó xác định có thể là dấu hiệu của khối u ác tính.
C – color: màu sắc. Nốt ruồi đặc biệt tối màu hoặc nhiều màu có thể nguy hiểm.
D – diameter: đường kính. Đường kính lớn hơn so với bút tẩy nốt ruồi là triệu chứng cần chú ý, mặc dù các khối u ác tính thường có đường kính nhỏ.
E – evolution/change: sự tiến hóa, hoặc thay đổi. Một nốt ruồi có sự thay đổi trong kích thước, hình dạng hoặc màu sắc chắc chắn là dấu hiệu cần kiểm tra.
Kiểm tra da là việc bạn chú ý từng đốm nhỏ trên cơ thể, từ tàn nhanh đến nhưng nốt ruồi có tuổi
Cách kiểm tra làn da của bạn có khối u ác tính không:
1. Kiểm tra phần trước và sau cơ thể qua gương, quay sang hai bên trái, phải và giơ cánh tay lên.
2. Kiểm tra sau cổ và bới tóc để xem da đầu.
3. Uốn cong khuỷu tay, nhìn kĩ từ trên xuống cẳng tay và lòng bàn tay.
4. Kiểm tra ở lưng và mông với gương cầm tay.
5. Cuối cùng, kiểm tra phía sau chân và bàn chân, đặc biệt là các khoảng giữa ngón cái và lòng bàn chân.
Các nốt ruồi bên trái là triệu chứng của ung thư còn bên phải là nốt ruồi thường
Nếu bạn không chắc chắn về nốt ruồi của mình, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để có những chấn đoán chính xác nhất.
Hiện tại có một số ứng dụng di động để đánh giá nốt ruồi của bạn có nguy hiểm không, nhưng Derick cho rằng chúng không thực sự đáng tin.
Hầu hết mắc ung thư da là do tiếp xúc với tia cực tím từ mặt trời, những người da nhạy cảm hoặc bị bỏng sẽ dễ mắc bệnh hơn.
Một số nguyên nhân cũng thường gặp như: di truyền, lạm dụng tắm trắng, lột da không đúng cách…
Ở nước ta, Viện Da liễu quốc gia ước tính ung thư da đứng hàng thứ 8/10 loại ung thư thường gặp với tỷ lệ trung bình 2,9 - 4,5 ca/100.000 dân.
Hai loại ung thư da phổ biến nhất ở nước ta là ung thư tế bào đáy và tế bào vẩy. Cả hai loại này đều ở bề mặt, tốc độ phát triển chậm và khả năng chữa khỏi cao, nhất là khi được phát hiện sớm.
Nếu phát hiện và loại bỏ các tế bào ung thư vào giai đoạn đầu, tỷ lệ chữa khỏi là 100%.