Nóng mắt với Iskander của Nga, Mỹ phát triển tên lửa DeepStrike chẳng hề kém cạnh

PnM |

Raytheon vừa phát hành một đoạn video để giới thiệu và phô diễn sức mạnh của DeepStrike.

Quân đội Mỹ đang có kế hoạch cải thiện hiệu suất của các hệ thống tên lửa chiến thuật ATACMS (Army Tactical Missile System), và Raytheon là một trong những ứng viên chính sẽ ký kết hợp đồng với Bộ Quốc phòng Mỹ.

Công ty này từ lâu đã theo đuổi dự án phát triển tên lửa DeepStrike trong khuôn khổ chương trình quân sự Long-Range Precision Fire (LRPF) – tạm dịch là "Vũ khí chính xác tầm xa".

Nóng mắt với Iskander của Nga, Mỹ phát triển tên lửa DeepStrike chẳng hề kém cạnh - Ảnh 1.

Mục tiêu của chương trình LRPF là cho ra đời loại vũ khí công nghệ cao, có tầm bắn rất xa nhằm giảm rủi ro cho binh lính.

Chương trình này gồm cả giai đoạn phát triển, khâu thử nghiệm, bắn đạn thật để đảm bảo và thiết kế hoàn chỉnh sẵn sàng cho xuất hàng loạt vào cuối năm 2019. Nếu DeepStrike thành công, nó sẽ cung cấp thêm cho quân đội Mỹ khả năng đối trọng với tên lửa đạn đạo Iskander-M của Nga.

Thông tin về dự án phát triển tên lửa DeepStrike được báo chí biết đến lần đầu tiên vào tháng 3 năm 2016.

Khi đó, tập đoàn Raytheon đã chính thức giới thiệu những loại tên lửa mới cho hệ thống pháo phản lực bắn loạt M270 MLRS và M142 HIMARS để thay thế cho các loại đạn tên lửa có trong biên chế - mà theo Raytheon thì là "đã lỗi thời".

Nóng mắt với Iskander của Nga, Mỹ phát triển tên lửa DeepStrike chẳng hề kém cạnh - Ảnh 3.

M270 MLRS

Năm ngoái, Bộ Quốc phòng Mỹ và Raytheon đã ký một hợp đồng trị giá 116,4 triệu USD với nội dung "hoàn thiện kỹ thuật và công nghệ sản xuất cho chương trình LRPF". Và đến bây giờ thì Raytheon vừa phát hành một đoạn video để giới thiệu và phô diễn sức mạnh của DeepStrike.

Tầm bắn của các tên lửa thuộc chương trình LRPF là khoảng 500 km – xa hơn nhiều so với con số 300 km của hệ thống M270 MLRS và M142 HIMARS "đời cũ", và nhỉnh hơn một chút so với 480 km của Iskander-M (phiên bản dành riêng cho quân đội Nga, 2 bệ phóng tên lửa trên xe bệ phóng, đầu đạn nặng 700 kg).

Chương trình LRPF cho ra đời một loại tên lửa đất đối đất mới có thể bắn trúng các mục tiêu trên đất liền xa tới 499km thay cho Hệ thống tên lửa chiến thuật quân sự (ATMS) hiện có. Tại mức hoạt động này, tên lửa mới nói trên sẽ nằm dưới ngưỡng của vũ khí bị cấm trong Hiệp ước tên lửa tầm trung (INF) ký năm 1987.

Nóng mắt với Iskander của Nga, Mỹ phát triển tên lửa DeepStrike chẳng hề kém cạnh - Ảnh 5.

Tên lửa mới có kích thước nhỏ hơn

Tập đoàn Raytheon nhấn mạnh rằng, tên lửa DeepStrike thế hệ mới sẽ có kích thước chỉ bằng một nửa nhưng đầu đạn nó mang theo thì mạnh hơn các loại tên lửa đang có trong trang bị của quân đội Mỹ. 

Nóng mắt với Iskander của Nga, Mỹ phát triển tên lửa DeepStrike chẳng hề kém cạnh - Ảnh 6.

M142 HIMARS

Nóng mắt với Iskander của Nga, Mỹ phát triển tên lửa DeepStrike chẳng hề kém cạnh - Ảnh 7.

Không chỉ có tầm bắn xa hơn, độ chính xác tiêu diệt mục tiêu của tên lửa DeepStrike của Raytheon cũng lớn hơn thế hệ tên lửa cũ. 

Hệ thống DeepStrike có thể bắn hai tên lửa từ một ống phóng đơn, điều này không chỉ giảm chi phí mà còn tăng công suất thiết bị lên tới 40 % so với hệ thống ATMS hiện tại.

"Raytheon có thể phát triển, thử nghiệm và đưa vào khai thác hệ thống mới này giúp quân đội Mỹ thay thế hàng loạt vũ khí lão hóa, và có thêm sức mạnh để đối phó với các loại vũ khí hiện đại của đối phương" - tiến sĩ Thomas Bussing, phó chủ tịch phụ trách Phân ban tên lửa tiên tiến của Raytheon cho báo chí hay.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại