1. Đặt trong túi quần
Dù là túi quần trước hay sau, bạn cũng không nên để điện thoại vào đó bởi nó sẽ làm tăng khả năng cơ thể tiếp xúc với bức xạ từ điện thoại, từ đó ảnh hưởng mức độ nhất định với các cơ quan nội tạng.
Sóng điện thoại di động dù vô hình nhưng vẫn có thể âm thầm xâm nhập cơ thể và gây ảnh hưởng xấu mà con người hiếm khi nhận ra. Điện thoại có thể phát sóng các loại sóng điện từ, sóng hấp thu,... và gây ảnh hưởng đến tinh hoàn – nơi sản sinh tinh trùng của nam giới, đặc biệt với những trường hợp đã có vấn đề về sức khỏe sinh sản.
2. Đặt bên cạnh khi ngủ
Một số người thường có thói quen đặt điện thoại dưới gối khi ngủ, tuy nhiên, hành vi này thực chất rất nguy hại đối với sức khỏe.
Nếu để điện thoại bên cạnh khi đang ngủ, những thông báo từ các mạng xã hội, tin nhắn… sẽ khiến bạn giật mình và giảm chất lượng giấc ngủ. Cùng với đó, những người có thói quen xem điện thoại trước lúc ngủ sẽ khó ngủ hơn. Bởi theo các chuyên gia, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng sẽ ngăn chặn việc sản xuất hormone Melatonin - một loại hormone giúp bạn ngủ ngon.
Một số nghiên cứu cho thấy quá nhiều bức xạ của điện thoại ở gần đầu có thể khiến một số người bị đau đầu, đau nửa đầu, ù tai, mệt mỏi và các vấn đề sức khỏe khác.
Cùng với đó, việc đặt điện thoại dưới gối hoặc sạc pin điện thoại qua đêm, điện thoại sẽ tỏa nhiệt. Lớp vỏ gối và ga giường ngăn chặn điện thoại nhiệt tỏa ra, từ đó làm tăng nguy cơ phát nổ. Chính vì vậy, bạn nên sạc điện thoại ở xa giường ngủ.
3. Đặt vào túi áo sơ mi hoặc áo ngực
Một số nghiên cứu cho thấy rằng để điện thoại trong áo ngực có thể liên quan đến ung thư vú do bức xạ và rung từ điện thoại. Dù chưa có đủ bằng chứng để khẳng định mối quan hệ này nhưng việc để điện thoại trong áo ngực hoặc áo sơ mi đầy mồ hôi sẽ có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ sinh sôi, gây kích ứng và các vấn đề khác cho da.
4. Đặt gần sát mặt
Nhiều người có thói quen đặt điện thoại sát mặt khi nghe điện thoại, tuy nhiên điều này sẽ khiến vi khuẩn di chuyển từ điện thoại lên da. Việc này có thể dẫn đến việc xuất hiện nhiều mụn trứng cá, kích ứng da và thậm chí là nếp nhăn, tăng cường lão hoá trên da.
Chính vì vậy, tốt nhất là để điện thoại cách xa da của bạn ít nhất từ 0,5-1,5cm.
5. Đặt trong nhà vệ sinh/nhà tắm
Rất nhiều người có thói quen sử dụng di động trong khi đi vệ sinh nhưng ngay cả khi bạn để trên kệ hay cách xa toilet, bất cứ thứ gì trong phạm vi 1m sau khi xả nước đều có thể bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus trong không khí, gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là các bệnh về đường ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Không chỉ vậy, việc sử dụng điện thoại sẽ tăng thời gian ngồi trên bồn cầu, đã tạo áp lực lên các cơ quan trong cơ thể cũng như tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Cùng với đó, việc mang điện thoại vào phòng tắm, nhà vệ sinh - những nơi có hơi ẩm cao có thể khiến điện thoại nhanh giảm tuổi thọ hơn so với thông thường.
6. Đặt gần trẻ sơ sinh
Nhiều bậc phụ huynh thường đặt điện thoại vào xe đẩy của con nhưng điều này là có thể là nguyên nhân gây ra các hành vi như tăng động và rối loạn thiếu tập trung ở trẻ. Đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sóng điện từ sẽ làm ảnh hưởng lớn đến não cũng như sự phát triển của trẻ, nên giữ khoảng cách an toàn giữa trẻ và điện thoại tối thiểu khoảng 100cm.
Nguồn: Aboluowang