Nỗi đau của những đứa trẻ ngoại tộc ở Nhật qua lời trăn trối trước khi tự sát của một đứa con lai: "Con sẽ không thể sống cuộc đời bình thường được nữa"

IMACHO |

Mioko mang trong người 2 dòng máu Canada và Nhật Bản. Sau khi bố mẹ ly hôn, Mioko theo mẹ về quê hương xứ sở Phù Tang nhưng chính quyết định này đã đẩy cô bé vào đường cùng để rồi tự kết liễu đời mình và thoát khỏi cuộc sống bị cả xã hội quay lưng.

Cất tiếng khóc chào đời ở Canada vào năm 1989, Mioko Takahashi là kết tinh tình yêu của bố người Canada và mẹ Noriko người Nhật Bản. 

Cũng giống như những đứa trẻ khác, Mioko sống trong tình yêu thương của gia đình cho đến năm 4 tuổi, bố mẹ em ly hôn. Cuộc đời đứa trẻ bước sang trang mới khi em cùng mẹ trở về quê hương xứ Phù Tang.

Nỗi đau của những đứa trẻ ngoại tộc ở Nhật qua lời trăn trối trước khi tự sát của một đứa con lai: Con sẽ không thể sống cuộc đời bình thường được nữa - Ảnh 1.

Dù dòng máu Nhật Bản chảy trong người Mioko nhưng em chưa bao giờ được những đứa trẻ khác chấp nhận chỉ bởi vì em là con lai. 

Trong suốt những năm tháng tiểu học, Mioko sống trong sự xa lánh và giễu cợt của bạn bè, nói em là người ngoài hành tinh, thậm chí còn đuổi em về Canada. 

Vậy nhưng, những điều đó không ngăn Mioko lớn lên, trở thành người biết quan tâm và lo lắng cho mọi người xung quanh. 

Mỗi khi bạn bè gặp chuyện buồn, Mioko kiên nhẫn ở bên cạnh an ủi và động viên họ. Thêm nữa, em không bao giờ phủ nhận một nửa dòng máu Canada trong người mình, luôn tự hào vì sinh ra trong gia đình đa văn hóa.

Mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn khi Mioko lên cấp 2 ở trường tư thục tỉnh Aichi, em bắt đầu bị bạn bè bắt nạt. 

Không ai biết chính xác lý do vì sao mọi người xung quanh lại đối xử với Mioko như vậy nhưng nhiều người tin rằng một phần nguyên nhân đến từ ngoại hình khác biệt do dòng máu lai của em.

Nỗi đau của những đứa trẻ ngoại tộc ở Nhật qua lời trăn trối trước khi tự sát của một đứa con lai: Con sẽ không thể sống cuộc đời bình thường được nữa - Ảnh 2.

Có những ngày mở cặp ra, Mioko phát hiện sách vở của mình bị ai đó vẽ bậy lên những dòng chữ tục tĩu, có người còn bảo cô bé hãy chết đi trong khi ngăn bàn thì đầy rẫy rác. 

Sau giờ ra chơi, Mioko trở lại lớp thì nhìn thấy bàn của mình bị vứt ra hành lang. Nhiều lần Mioko bắt gặp bạn bè cùng lớp ném dép vào bức tranh treo trên bảng của em.

Đối với những đứa trẻ khác, mỗi ngày đến trường là một niềm vui nhưng với Mioko, hàng giờ đồng hồ trên lớp chẳng khác gì địa ngục. 

Dần dần, em sợ không dám đến trường còn nếu buộc phải đi học thì y như rằng sẽ mang gương mặt đầm đìa nước mắt trở về nhà.

Năm đầu cấp 2, có lần Mioko phát hiện bên trong giày toàn đinh. Đến báo với giáo viên chủ nhiệm nhưng em lại nhận về câu trả lời phũ phàng: "Không có chuyện bắt nạt trong lớp của tôi, là do em tưởng tượng quá nhiều thôi".

Lên lớp 7, Mioko được chuyển sang một ngôi trường khác như những trải nghiệm trong quá khứ không ngừng đeo bám, ám ảnh đứa trẻ đáng thương. 

Em nói em không thể chịu được việc ngồi trong lớp quá lâu vì sợ rằng sẽ lại bị bắt nạt lần nữa. Sau đó, Mioko bị chẩn đoán mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương.

Rồi một đêm nọ, Mioko bật dậy rời khỏi giường, đi đến tìm mẹ nhưng lại nhận mình là một người khác. 

Những đêm tiếp theo, "người ấy" lại sang tâm sự với mẹ Mioko, nói về những suy nghĩ trong đầu cô bé. Và mỗi khi nhắc đến những lần Mioko bị bạn bè bắt nạt, "người ấy" lại bắt đầu xúc động.

Mỗi ngày trôi qua, Mioko lại mất dần sự tự tin. Đứa trẻ lạc quan, luôn tự hào về dòng máu lai chảy trong người giờ đây lại quay sang tự chê bai ngoại hình và chẳng còn nói gì nhiều về sự khác biệt của bản thân so với những đứa trẻ khác.

Nỗi đau của những đứa trẻ ngoại tộc ở Nhật qua lời trăn trối trước khi tự sát của một đứa con lai: Con sẽ không thể sống cuộc đời bình thường được nữa - Ảnh 3.
Nỗi đau của những đứa trẻ ngoại tộc ở Nhật qua lời trăn trối trước khi tự sát của một đứa con lai: Con sẽ không thể sống cuộc đời bình thường được nữa - Ảnh 4.

Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn khi Mioko bắt đầu lên những cơn co giật và tự làm tổn thương bản thân bằng việc dùng dao rọc giấy cắt cổ tay. 

Thời gian đó, Mioko phải tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý, đồng thời chuyển sang học tại trường tư thục 2 cấp đặc biệt, nơi có nhiều học sinh nước ngoài và những đứa con lai giống như cô bé đang theo học.

Năm đầu phổ thông, Mioko mạnh dạn đăng ký tham gia cuộc thi hùng biện với bài thi mang tên "Chiến đấu với bản thân" kể về trải nghiệm bị bắt nạt của chính mình.

"Tôi đang trải qua cuộc chiến với bản thân mình. Đó là vì tôi đã bị bắt nạt từ năm đầu trung học hồi 3 năm trước. Tôi chưa từng nói ra cảm nhận của mình nhưng giờ tôi sẽ lấy hết dũng khí để thử viết về chúng".

Mioko cảm giác như mọi người xung quanh xem em như "thùng rác" để họ giải tỏa căng thẳng. Những lúc đó, Mioko cảm thấy bất lực, không thể tập trung hay suy nghĩ bất cứ điều gì. 

Nhiều lần, cô bé còn đặt câu hỏi cho sự tồn tại của mình. Bị bắt nạt trong 1 năm nhưng đối với Mioko, khoảng thời gian ấy như kéo dài vô tận.

May mắn là từ khi chuyển sang trường mới, Mioko làm quen được rất nhiều bạn mới, những người sẵn sàng lắng nghe và thấu hiểu cho câu chuyện cuộc đời em.

"Trong đường hầm dài vô tận, em đã tìm thấy một lối thoát nhỏ nhưng đủ để ánh sáng bên ngoài lọt vào".

Tưởng rằng tình trạng của Mioko đang dần trở nên tốt hơn nhưng không. Vào tháng 8 của năm lớp 11, cô bé gửi cho bạn một dòng tin nhắn ám muội: "Mọi người bảo mình nên chết đi. Mình đau quá nên đã uống thuốc". 

Bạn bè ngay lập tức gọi điện cho Mioko nhưng có vẻ như cô bé đang ở trong tình trạng không tỉnh táo. Không lâu sau, đứa trẻ này đã gieo mình từ tầng 8 của căn hộ, đặt dấu chấm hết cho cuộc đời ngắn ngủi ở tuổi 16.

Nỗi đau của những đứa trẻ ngoại tộc ở Nhật qua lời trăn trối trước khi tự sát của một đứa con lai: Con sẽ không thể sống cuộc đời bình thường được nữa - Ảnh 5.

Một trong những ghi chú Mioko từng viết: "Tôi sẽ không bao giờ có thể lại thành một cô gái bình thường nếu cứ tiếp tục sống thế này".

Trước đó, Mioko đã để lại bức di thư viết bằng mực đỏ. "Con yêu mẹ. Em yêu tất cả mọi người. Nhưng hãy để cho em được thực hiện ước muốn cuối cùng của mình. 

Cảm ơn tất cả những người đã chịu làm bạn với em. Em thật sự rất quý mọi người nhưng em đau lắm" - những lời cuối của Mioko chứa đựng vô vàn nỗi xót xa.

Sau đó, mẹ Mioko đệ đơn kiện trường cấp 2 của em vì bà tin rằng chính sự bắt nạt của bạn bè đã đẩy con gái mình vào bước đường cùng. 

Tòa án quận đồng tình với quan điểm của mẹ Mioko nhưng thẩm phán cấp cao hơn lại phản bác.

Họ không cảm thấy có điều gì liên quan giữa 2 sự việc và cho rằng cái chết của Mioko đến từ việc em chịu quá nhiều căng thẳng và áp lực trong mối quan hệ không tốt đẹp giữa các bạn ở trường, phủ nhận việc đứa trẻ là nạn nhân của nạn bạo hành học đường.

Nỗi đau của những đứa trẻ ngoại tộc ở Nhật qua lời trăn trối trước khi tự sát của một đứa con lai: Con sẽ không thể sống cuộc đời bình thường được nữa - Ảnh 6.

Mẹ Mioko không kìm được nỗi xúc động khi nhắc đến đứa con gái đoản mệnh.

"Mioko nổi bật vì con bé lai Canada và Nhật Bản. Thêm nữa, Mioko lại thẳng tính khiến cho một số đứa trẻ khác cảm thấy rằng chúng không sai khi bắt nạt con bé. 

Tại đây, dù có chuyện gì xảy ra nhưng mọi người vẫn nhắm mắt cho qua vì không muốn làm mất hòa khí. 

Mọi người cho rằng việc đưa ra các quan điểm đối lập là không đúng và con gái tôi đã bị dằn vặt rất nhiều về vấn đề này" - mẹ Mioko chia sẻ. 

Mãi đến những năm sau đó, chị vẫn nhớ như in bi kịch của con gái và có lẽ sẽ không bao giờ có thể thoát ra được ký ức đau buồn này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại