Những việc nên và không nên làm khi bị tiêu chảy

Nhung Mai |

Đối với không ít người, tiêu chảy thực sự là vấn đề khó chịu khó nói nên lời. Tình trạng này không chỉ gây đau bụng, đầy hơi, mất nước mà còn khiến bạn "mất kiểm soát" đường ruột.

Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, những nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy là vi khuẩn đến từ thực phẩm bẩn, virus, norovirus, kí sinh trùng trong nước hay đồ ăn bị ô nhiễm, một số loại thuốc kháng sinh và thuốc được kê cho bệnh nhân ung thư, mắc hội chứng không dung nạp lactose, bệnh đường tiêu hóa như bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích.

Đối với không ít người, tiêu chảy thực sự là vấn đề khó chịu khó nói nên lời. Tình trạng này không chỉ gây đau bụng, đầy hơi, mất nước mà còn khiến bạn "mất kiểm soát" đường ruột. Nếu virus hay vi khuẩn là nguyên nhân gây tiêu chảy, người bệnh cũng có thể bị sốt, ớn lạnh và thậm chí đại tiện ra máu.

Những việc nên và không nên làm khi bị tiêu chảy - Ảnh 1.

Toyia James-Stevenson, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Trung tâm IU Health cho biết, nhận biết nguyên nhân là việc làm vô cùng cần thiết để giải quyết cũng như ngăn ngừa tình trạng này xảy ra lần nữa. Dưới đây một vài biện pháp hiệu quả, an toàn có thể giúp bạn thoát khỏi bệnh tiêu chảy khó chịu và những điều tuyệt đối không nên làm khi mắc phải vấn đề này:

Uống nước gạo

Gạo có rất nhiều công dụng, một trong số đó là giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Từ lâu, nước gạo đã được nhiều người ví như thuốc chống tiêu chảy tự nhiên.

Bạn chỉ cần nấu một cốc gạo với 6 ly nước trong vòng một giờ, sau đó lọc gạo và lấy phần nước bên trên. Một nghiên cứu của Đức đã chỉ ra, nước cà rốt và nước gạo có hiệu quả điều trị tiêu chảy hơn so biện pháp bù nước truyền thống.

Tăng cường vi khuẩn có lợi

Nếu tiêu chảy bắt nguồn từ sự phát triển quá mức của vi khuẩn xấu trong đường ruột, bổ sung lợi khuẩn có thể khắc phục các triệu chứng khó chịu do tình trạng này gây nên. Những vấn đề về tiêu hóa thường xảy ra sau khi người bệnh uống thuốc kháng sinh.

Loại thuốc này tiêu diệt tất cả các vi khuẩn tốt và xấu trong cơ thể, từ đó tạo cơ hội cho vi trùng xâm nhập. Bạn có thể bổ sung lợi khuẩn thông qua món ăn hàng ngày như dưa cải muối, sữa chua hoặc đồ uống như trà kombucha.

Những việc nên và không nên làm khi bị tiêu chảy - Ảnh 2.

Bạn có thể bổ sung lợi khuẩn thông qua món ăn hàng ngày như dưa cải muối, sữa chua hoặc đồ uống như trà kombucha.

Hấp thụ nhiều chất xơ

Đối với người mắc tiêu chảy mãn tính, tăng cường bổ sung chất xơ có thể giúp làm chậm hoặc tránh đi ngoài phân lỏng. Các loại thực phẩm như đậu, yến mạch là một trong những nguồn cung cấp chất này dồi dào. Tuy nhiên, bạn cũng nên kiểm soát lượng chất xơ tiêu thụ vì lạm dụng chúng có thể dẫn tới đau dạ dày.

Ăn kiêng

Chứng kém tiêu hóa hay kém hấp thụ carb và đường là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy. Bạn có thể nhận biết tình trạng này khi bị đau bụng, đầy hơi sau một thời gian tiêu thụ thực phẩm.

Cách giải quyết đơn giản nhất là tránh đưa những món ăn gây kích thích vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Nếu chưa chắc chắn loại thực phẩm nào là nguyên nhân, bạn có thể thử ăn kiêng để xác định rõ hơn.

Nếu mọi người nhận thấy triệu chứng nghiêm trọng như phân có máu, tiêu chảy làm phá hủy giấc ngủ nửa đêm hoặc sụt cân nhanh, đừng áp dụng những biện pháp khắc phục tại nhà trên và đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Những việc nên và không nên làm khi bị tiêu chảy - Ảnh 3.

Chứng kém tiêu hóa hay kém hấp thụ carb và đường là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy.

Tránh thực phẩm chứa đường sữa

Dù bạn không mắc hội chứng không dung nạp lactose, sữa, phô mai và các sản phẩm từ sữa khác, tiêu thụ những thực phẩm này hoàn toàn có thể khiến tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.

Rabia De Latour, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Tổ chức NYU Langone cho biết, những thực phẩm chứa đường sữa thực sự là thách thức không nhỏ tới hệ tiêu hóa, ngay cả khi đường ruột hoàn toàn khỏe mạnh. Hơn nữa, khi cơ thể lão hóa, bạn cũng có nguy cơ bị tiêu chảy cao hơn.

Không uống cà phê

Một số thói quen hàng ngày tưởng chừng vô hại lại có thể khiến tình trạng tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn gấp nhiều lần. Nhìn chung, người bệnh cần tránh bất cứ thứ gì làm lỏng phân như cà phê, nước ngọt và rượu bia. Theo bác sĩ Latour, mọi người có xu hướng đại tiện nhiều hơn sau khi uống cà phê, đặc biệt là cà phê mạnh.

Cà phê có tác dụng nhuận tràng vì cafein kích thích ruột chuyển động. Đó là lý do tại sao không ít người phải vào nhà vệ sinh sau khi uống cà phê buổi sáng.

(Nguồn: Womenshealthmag)


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại