Những thay đổi bất thường ở đường tiêu hoá cảnh báo ung thư: Phát hiện thấy cần khám ngay

Ngọc Minh |

Những sự thay đổi bất thường của đường tiêu hoá ăn uống không ngon miệng, tiêu hoá hoá khăn, khó đi đại tiên… đều là dấu hiệu cảnh báo cần phải đi khám.

Ung thư tiêu hóa phát hiện sớm tiên lượng tốt

Bệnh nhân Lê Văn T (85 tuổi, quê ở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang) ở nhà thường có biểu hiện đau bụng thượng vị, ăn uống tuy không nhiều nhưng luôn có cảm giác buồn nôn. Bệnh nhân đi khám được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày và được chỉ định mổ nhưng lại từ chối phẫu thuật, về nhà điều trị thuốc nam.

Sau một thời gian điều trị thuốc nam bệnh nhân T bị đau nhiều, nôn kéo dài nên được ra đình đưa tới Bệnh viện K điều trị. Tại bệnh viện, bệnh nhân T được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển và cần tiến hành phẫu thuật.

Bệnh nhân và người nhà được giải thích rõ về phương pháp điều trị bằng phẫu thuật. Sau mổ bệnh nhân đã có thể nói chuyện, vận động bình thường, ăn uống tốt và được ra viện.

Những thay đổi bất thường ở đường tiêu hoá cảnh báo ung thư: Phát hiện thấy cần khám ngay - Ảnh 1.

Khối u của bệnh nhân T, ảnh BVCC.

Trường hợp bệnh nhân Phạm Thị L (quê tại huyện Đông Hưng, Thái Bình) có tiền sử đại tiện khó khăn, ăn uống khó tiêu. 3 tuần trước khi nhập viện việc đi tiêu càng khó khăn, các dấu hiệu càng thường xuyên hơn, đau thắt vùng bụng mới đến Bệnh viện K kiểm tra, kết quả cho thấy bệnh nhân bị ung thư đại tràng, giai đoạn tiến triển.

PGS.TS Kim Văn Vụ, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp Quán Sứ - Bệnh viện K cho biết, đây là trường hợp bệnh nhân ung thư đại tràng sigma ở giai đoạn tiến triển. Sau khi, bệnh nhân được đánh giá tổn thương, thể trạng đảm bảo, các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp Quán Sứ đã quyết định phẫu thuật, cắt bỏ đoạn đại tràng sigma và nạo vét hạch.

Ca mổ diễn ra thành công, hiện tại ngày thứ 10 sau mổ, bệnh nhân tỉnh táo tiếp xúc tốt, ăn uống đi lại tốt.

Phòng ung thư đường tiêu hóa

Ung thư đường tiêu hóa là bệnh ung thư thường gặp và là nguyên nhân tử vong hàng đầu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, ung thư đại trực tràng và ung thư dạ dày đang có xu hướng tăng lên.

Hiện nay, hơn 70% bệnh nhân ung thư đến khám ở giai đoạn muộn cơ hội can thiệp không con đây là một điều rất đáng tiếc. Do bệnh nhân đến muộn đến các cơ sở y tế khám bệnh ở giai đoạn muộn khiến hiệu quả của việc chữa bệnh bị giảm rất nhiều.

Tuỳ theo mỗi nhóm ung thư đường tiêu hóa sẽ có những dấu hiệu khác nhau: 

Với ung thư đường tiêu hóa trên thường có các triệu chứng: Đầy hơi, khó tiêu, nuốt khó, đau bụng, ói, nặng có thể ói ra máu kèm sụt cân, thiếu máu và đại tiện ra phân đen.

Bệnh ung thư đường tiêu hóa dưới chủ yếu là rối loạn đại tiện, táo bón, tiêu chảy, đại tiện ra máu, rối loạn đại tiện.

Chuyên gia khuyến cáo, nhóm đối người có tiền sử viêm đại tràng, dạ dày mạn tính, trong gia đình có người thân từng mắc ung thư đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, đại tràng) cần lưu ý tầm soát căn bệnh ung thư đường tiêu hoá.

Người dân khi có các biểu hiện thay đổi của đường tiêu hóa như: táo bón, đầy bụng, đi tiêu ra máu, nôn ra máu, nên đi khám ngay để tầm soát, phát hiện và điều trị ung thư kịp thời.

Để phòng ngừa ung thư đường tiêu hóa, người dân nên có thói quen đi khám bệnh định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần.

Ung thư đường tiêu hóa là căn bệnh có liên quan tới ăn uống vì vậy cần hạn chế ăn thịt chế biến, chất béo, uống rượu… Nên tăng cường ăn các thực ăn thô, bổ sung thêm chất xơ, ăn thêm rau xanh hoa quả tươi.

Trong luyện tập cần tăng cường thể dục thường xuyên để tăng cường đề kháng và hạn chế nguy cơ bệnh tật.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại