Những sự thật về bệnh tự kỷ: Không như nhiều người vẫn đang hiểu nhầm

Thanh Tùng |

Các nhà nghiên cứu không có bằng chứng cho thấy môi trường tâm lý của trẻ - như cách người chăm sóc đối xử với trẻ - gây ra chứng tự kỷ.

Tự kỷ là gì?

Tự kỷ là một tình trạng thần kinh phức tạp bao gồm những khiếm khuyết trong tương tác xã hội, phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp kết hợp với hành vi cứng nhắc, lặp đi lặp lại. Do có nhiều triệu chứng, tình trạng này hiện nay được gọi là rối loạn phổ tự kỷ (autism spectrum disorder - ASD). Nó bao gồm một loạt các triệu chứng và suy giảm kỹ năng.

Trẻ tự kỷ có vấn đề khi giao tiếp. Chúng gặp khó khăn khi hiểu những gì người khác nghĩ và cảm nhận. Điều này làm cho trẻ rất khó để thể hiện bản thân bằng lời nói hoặc thông qua cử chỉ, nét mặt và phản ứng.

Một đứa trẻ bị ASD rất nhạy cảm có thể gặp nhiều rắc rối - đôi khi thậm chí còn đau đớn - bởi âm thanh, xúc giác, mùi, hoặc các điểm giác quan có vẻ bình thường với những người khác.

Trẻ em mắc chứng tự kỷ có thể có các chuyển động cơ thể lặp đi lặp lại, rập khuôn như lắc lư, đánh nhịp hoặc vỗ tay.

Trẻ có thể có những phản ứng bất thường đối với người khác, luôn dính liền với một đồ vật nào đó, từ chối thay đổi thói quen, hoặc có những hành vi hung hăng hoặc tự gây tổn thương. Đôi khi chúng có vẻ không chú ý đến người, vật thể hoặc hoạt động trong môi trường xung quanh. Một số trẻ tự kỷ cũng có thể bị co giật.

Và trong một số trường hợp, những cơn co giật đó có thể không biểu hiện cho đến tuổi niên thiếu. Một số trẻ mắc chứng tự kỷ bị suy giảm nhận thức ở một mức độ nào đó.

Ngược lại với suy giảm nhận thức điển hình hơn, được đặc trưng bởi sự chậm trễ tương đối trong các lĩnh vực phát triển, những trẻ bị chứng tự kỷ cho thấy sự phát triển kỹ năng không đồng đều hoặc chậm phát triển ở tất cả lĩnh vực.

Trẻ có thể có vấn đề ở một số lĩnh vực nhất định, đặc biệt là khả năng giao tiếp và liên hệ với người xung quanh.

Nhưng đôi khi trẻ có thể có các kỹ năng phát triển bất thường ở các lĩnh vực khác, chẳng hạn như hội họa, âm nhạc, làm toán hoặc ghi nhớ các sự kiện.

Vì lý do này, đôi khi trẻ có thể có trình độ - ở mức trung bình hoặc trên trung bình - về các bài kiểm tra trí thông minh phi ngôn ngữ.

Các triệu chứng của chứng tự kỷ thường xuất hiện trong ba năm đầu đời. Một số trẻ em có dấu hiệu từ khi sinh ra. Những trẻ khác dường như phát triển bình thường lúc đầu, các triệu chứng đột ngột xuất hiện khi chúng được 18 đến 36 tháng tuổi.

Tự kỷ thường phổ biến hơn ở trẻ em trai gấp 4 lần so với trẻ em gái. Bệnh tự kỷ không phân biệt chủng tộc, sắc tộc hay xã hội.

Thu nhập gia đình, lối sống, hoặc trình độ học vấn không ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tự kỷ của trẻ.

Nguyên nhân tự kỷ là gì?

Những sự thật về bệnh tự kỷ: Không như nhiều người vẫn đang hiểu nhầm - Ảnh 1.

Bởi vì tự kỷ thường phổ biến trong gia đình, hầu hết các nhà nghiên cứu nghĩ rằng nguyên nhân khiến trẻ mắc chứng tự kỷ có nguồn gốc từ gen. Nhưng có những yếu tố nguy cơ từ bố mẹ làm tăng nguy cơ con bị tự kỷ.

• Cha hoặc mẹ tuổi cao

• Bà mẹ khi mang thai tiếp xúc với một số loại thuốc hoặc hóa chất, bé khi sinh ra dễ bị tự kỷ hơn.

Những yếu tố nguy cơ này bao gồm việc sử dụng rượu, mẹ bị tiểu đường, béo phì, và sử dụng thuốc chống co giật trong khi mang thai.

• Mặc dù đôi khi được trích dẫn là nguyên nhân gây chứng tự kỷ, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy việc tiêm chủng gây ra chứng tự kỷ.

Chính xác lý do tại sao chứng tự kỷ xảy ra không rõ ràng. Nghiên cứu cho thấy rằng nó có thể phát sinh từ những bất thường ở các bộ phận của não.

Các nhà nghiên cứu không có bằng chứng cho thấy môi trường tâm lý của trẻ - như cách người chăm sóc đối xử với trẻ - gây ra chứng tự kỷ.

*Theo webmd

NGÀY THẾ GIỚI NHẬN THỨC VÊ TỰ KỶ Ở VIỆT NAM

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại