Theo mô tả của nhà sử học John Keegan, Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến lớn nhất trong lịch sử loài người, trải rộng khắp 6 trong số 7 châu lục và tất cả các đại dương trên thế giới, khiến hàng trăm triệu người thương vong và tàn phá phần lớn các trung tâm của nền văn minh nhân loại.
Quân Mỹ vượt qua tuyến phòng thủ Siegfried vào Đức năm 1945. Ảnh: Smithsonian Journeys.
Trong khi nhiều nhân vật lịch sử và những sự kiện quan trọng được ghi lại trong sử sách, thì có những nhân vật, sự kiện lại bọ bỏ quả. Dưới đây là những câu chuyện nhỏ nhưng đầy bất ngờ về Thế chiến II có thể mở rộng tầm hiểu biết của chúng ta.
1. Đức Quốc xã từng tiến gần đến việc phát triển bom hạt nhân
Đức Quốc xã từng tiến gần đến việc phát triển plutonium một cách đáng ngạc nhiên. Đây là một trong những nguyên liệu quan trọng trong việc chế tạo bom hạt nhân. Khi Đức quốc xã xâm lược Na Uy, họ đã chiếm giữ một nhà máy ở vùng Telemark sản xuất nước nặng, được sử dụng để tạo ra plutonium. Nhưng trước khi họ có thể sản xuất bất cứ thứ gì, một nhóm gồm 11 biệt kích Na Uy đã đặt chất nổ phá hủy nhà máy mà không gây thương vong cho bên nào.
2. Nhật Bản từng tìm cách chế tạo "Tia tử thần"
Nhật Bản từng bí mật nghiên cứu máy phát tia tử thần mang tên Ku-Go để chiếm lợi thế trước Mỹ trong Thế chiến II. Nhật Bản đã trả 1 triệu yên cho một nhóm nhà khoa học hứa hẹn rằng họ có thể tạo ra "tia tử thần" sử dụng sóng vô tuyến năng lượng cao để bắn hạ một mục tiêu đứng cách xa hàng km, dựa trên những cải tiến về công nghệ của Nikola Tesla. Người Nhật từng chế tạo một nguyên mẫu có thể bắn hạ mục tiêu ở khoảng cách 0,8km nhưng với điều kiện mục tiêu phải đứng yên trong 10 phút.
Đợt thử nghiệm lớn nhất được tiến hành năm 1944 khi nguyên mẫu Ku-Go đầu tiên được công ty Vô tuyến Nhật Bản chế tạo. Trong lần thử nghiệm này, Ku-Go ngắm bắn một con thỏ ở khoảng cách 30 m. Mục tiêu chết sau khi bị chiếu tia vi sóng trong vòng 10 phút, nhưng các nhà nghiên cứu mất tới 20 phút để giết một con nhím. Dự án cuối cùng cũng đã bị hủy bỏ sau khi Nhật Bản gặp thất bại liên tiếp trên nhiều mặt trận.
3. Biểu tượng chữ thập ngoặc của Đức Quốc xã
Hình ảnh chữ thập ngoặc hay hình chữ "vạn" này từng là nỗi khiếp sợ đối với rất nhiều người từ thời Đức Quốc xã. Nó cũng trở thành biểu tượng của chủ nghĩa bài Do Thái và sự căm ghét, thù hận. Nhưng ít ai biết rằng trước khi được trùm phát xít Hitler sử dụng, nó là một biểu tượng bắt nguồn từ tiếng Phạn, nghĩa là "điềm lành, phúc lộc, an khang, thành công thịnh vượng". Chữ Vạn được coi là biểu tượng của Phật giáo, hàm chứa Phật tính, đã xuất hiện trong nhiều nền văn hóa và tôn giáo, từ Kỳ Nam giáo đến Ấn Độ giáo. Nhưng Hitler được cho là đã hủy hoại biểu tượng cao đẹp này.
4. Lính phát xít Đức cao nhất đầu hàng binh sỹ Đồng minh thấp nhất
Hạ sĩ người Anh nhỏ bé Bob Roberts đã được giao nhiệm vụ khiến một đội quân của Đức Quốc xã phải đầu hàng. Ông đã hoàn thành nhiệm vụ và đã hàng phục được một binh sỹ cao 2m2 – cao nhất trong quân đội Đức, trong khi chiều cao của ông chỉ vỏn vẹn có 1m6. Robert kể lại: "Lúc đó tôi không để ý đến anh ta. Tôi chỉ lần lượt đi qua các tù nhân sau khi khám xét họ. Nhưng các đồng đội của tôi đã theo dõi toàn bộ quá trình. Họ phát hiện binh sỹ cao lớn này đang đứng gần tôi và họ cười phá lên".
5. Phi công của phát xít Nhật được tiếp đón trên lãnh thổ Mỹ
Phi công Nhật Bản Shigenori Nishikaichi – một trong số những phi công thực hiện nhiệm vụ ném bom Trân Châu Cảng, đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống bang Hawaii của Mỹ sau khi gặp sự cố. Người dân địa phương, không biết rằng người Nhật vừa bắt đầu gây chiến với đất nước của họ, đã chào đón phi công đối phương một cách ân cần, mời anh ta bữa sáng. Đáp lại, phi công này đã chơi đàn ghi ta và tặng đám đông một bài hát truyền thống của Nhật Bản.
Khoảng thời gian tươi đẹp của Nishikaichi không kéo dài lâu vì tin tức về vụ tấn công cuối cùng đã đến Hawaii. thái độ của người Hawaii đối với vị khách của họ đã thay đổi. Phi công này sau đó bị bắt giữ, nhưng anh ta có một đồng minh bất ngờ - Yoshio Harada, một người Mỹ gốc Nhật được đưa đến để phiên dịch cho anh. Vì hòn đảo không có nhà tù nên họ quyết định giam giữ viên phi công ở nhà Harada và phân công bốn thanh niên thay phiên canh giữ. Nhận định rằng quân đội nhiều khả năng sẽ chiến thăng trong cuộc chiến này Harada đã dốc sức hỗ trợ phi công và giải phóng cho anh ta. Nhưng sau đó viên phi công này đã bị một người dân địa phương tấn công và giết chết, chấm dứt cái gọi là Sự cố Nishikaichi.
6. Đức Quốc xã từng có ý định dùng bọ khoai tây để đối phó Anh
Một loại vũ khí sinh học mà Đức quốc xã lên kế hoạch sử dụng để chống lại quân đội đối phương là đội quân bọ khoai tây. Họ cho rằng khi thả những con bọ này xuống nước Anh, chúng có thể phá hủy mùa màng và gây ra nạn đói trên diện rộng. Nhưng các nhà khoa học nhận ra rằng, để thực hiện nỗ lực này sẽ cần tới gần 40 triệu con bọ khoai tây. Đức Quốc xã được cho là đã dự trữ được vài triệu con sau khi Chiến tranh kết thúc.