Tại Hoa Kỳ, tỉ lệ người bị rối loạn giấc ngủ chiếm khoảng 23% dân số, trong đó 50% người bị mất ngủ suốt hơn 1 tháng.
Theo "Sách trắng về tập thể dục và giấc ngủ" năm 2021: Hiện nay, hơn 300 triệu người ở Trung Quốc bị rối loạn giấc ngủ, khoảng 38% người trưởng thành bị mất ngủ và tỷ lệ rối loạn giấc ngủ cao hơn 10% so với tỷ lệ trung bình của thế giới.
Ở Việt Nam, có thống kê cho thấy tỉ lệ người dân bị mất ngủ đến khám tại các cơ sở chuyên khoa thần kinh chiếm 10-20%.
Theo một nghiên cứu khảo sát tình trạng mất ngủ trong cộng đồng dân cư tại TP.HCM, kết quả có khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng mất ngủ và khoảng 30% bệnh mất ngủ có liên hệ bệnh tâm thần.
Có thể thấy, rất nhiều người hiện nay đi ngủ khá muộn, hoặc là dù có đi ngủ sớm thì họ cũng không thể ngủ được. Trong khi trên thực tế, đi ngủ càng muộn, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến cả cuộc sống cá nhân của chính họ.
Các nhà tâm lý học người Mỹ đã từng đặt ra một thuật ngữ cho giấc ngủ, gọi là "Chỉ số giấc ngủ", dùng để chỉ mức độ phục hồi thể lực và năng lượng cả về vật chất và tinh thần trên một đơn vị thời gian ngủ. Đây là tiêu chí quan trọng nhất để đo chất lượng giấc ngủ.
Các nhà tâm lý học nói rằng một người có thể chìm vào giấc ngủ yên bình mọi lúc mà không bị quấy rầy bởi thế giới bên ngoài là người có chỉ số giấc ngủ cao.
Một khi chỉ số giấc ngủ của một người ở mức cao, hiệu suất làm việc tự nhiên sẽ cao hơn, bởi lẽ khi chỉ số giấc ngủ cao, tinh thần làm việc tự nhiên sẽ tốt, khi làm việc với một tinh thần tốt, làm bất cứ chuyện gì cũng đều có thể tập trung và phát huy tới mức cao nhất.
Giống như nhà văn Nhật Bản, Junichi Watanabe đã nói: "Ngủ ngon cũng là một loại tài năng, những người không có khả năng ngủ ngon sẽ không thể duy trì một cơ thể khỏe mạnh và tập trung được vào công việc."
Người như vậy đương nhiên không dễ thành công trong tương lai, thông thường mà nói, một người, đi ngủ trước 11h là tốt nhất, người thường xuyên ngủ trước 11h thường có 3 đặc điểm sau.
Thứ nhất: Tự giác kỉ luật
Một người, nếu có thể đi ngủ trước 11h, đó ắt hẳn là một người có tính tự giác kỉ luật, người như vậy, họ có yêu cầu với bản thân mình, vì vậy dù có làm gì, cũng đều sẽ có thể làm được thật tốt.
Quan trọng là người như vậy, bất cứ khi nào, cũng đều rất tự giác kỉ luật, họ sẽ không vì một phút lười biếng mà bỏ hết quy tắc của mình, càng không vì ảnh hưởng nhất thời của một sự việc nào đó mà từ bỏ yêu cầu với bản thân.
Với họ mà nói, đi ngủ đúng giờ là yêu cầu cơ bản nhất, nếu ngay cả yêu cầu này cũng làm không tốt, tự nhiên sẽ không làm được việc lớn gì.
Bản thân họ ý thức được rõ ràng hơn ai hết rằng đi ngủ sớm là để ngày hôm sau làm việc với một cái đầu tỉnh táo hơn, một hiệu suất cao hơn.
Thứ hai: Biết thương bản thân
Người có ý thức đi ngủ sớm, là người biết thương bản thân, người thương bản thân là người biết thương yêu những người xung quanh, là người biết trân trọng cuộc sống. Người như vậy, tương lai sẽ ngày một tốt hơn.
Một người khi yêu thương cuộc sống, họ sẽ có những yêu cầu với chính bản thân và với cả cuộc sống, người như vậy, sẽ ngày một trở nên hoàn thiện hơn.
Cô bạn M. ngay từ nhỏ đã là một người đi ngủ đúng giờ, lúc trước cô ấy luôn đi ngủ trước 10h, nhưng sau đó vì bận rộn nên thời gian đi ngủ dần dần điều chỉnh muộn hơn một tiếng. Quan trọng là sau khi điều chỉnh, cô ấy nhất định sẽ đúng trước 11h đi ngủ, dù công việc có nhiều tới đâu, dù có đang nói chuyện điện thoại dở hay ra sao, cô đều sẽ lịch sự nói với đối phương rằng đã tới giờ mình phải đi ngủ.
Có lần tôi hỏi vì sao phải đi ngủ đúng giờ thế, cô ấy nói đi ngủ như vậy cơ thể mới được nghỉ ngơi trọn vẹn, hơn nữa đi ngủ đúng giờ cũng đã trở thành quy luật rồi, chỉ khi nghỉ ngơi hợp lý, có quy luật, trạng thái cơ thể và tinh thần mới có thể đạt được tới mức tốt nhất, có như vậy mới không lãng phí mỗi ngày.
Không thể không nói, một người nếu có thể đi ngủ đúng giờ, đó là người rất biết thương bản thân, biết trân trọng mỗi ngày trong cuộc sống. Họ có những theo đuổi riêng với cuộc sống, người như vậy sẽ ngày một tiến bộ hơn, thành công hơn.
Thứ ba: Biết cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi
Người đi ngủ đúng giờ, chắc chắn là người biết cân bằng giữa nghỉ ngơi và làm việc, người như vậy, không bao giờ để mình rơi vào tình trạng kiệt sức, vì họ biết quý trọng sức khỏe của mình.
Họ nhận thức được rõ hơn ai hết rằng cơ thể, sức khỏe là quan trọng nhất, bởi lẽ sức khỏe là vốn của người làm cách mạng, họ vì ước mơ của bản thân, vì tương lai của bản thân mà chăm sóc tốt cho sức khỏe trước, rồi mới nghĩ tới những chuyện phía sau.
Người như vậy nhất định sẽ không lãng phí thời gian của bản thân, không lãng phí thời gian làm việc và cả thời gian nghỉ ngơi, họ biết cách phân chia để cho ra hiệu quả làm việc và nghỉ ngơi tốt nhất.
Thực ra, bất kể là ai, làm ngành nghề, công việc gì, nếu có thể biết cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, cuộc sống tự nhiên sẽ nhẹ nhàng, bớt áp lực hơn rất nhiều. Chỉ khi tâm lý ở trạng thái khỏe mạnh nhất, nhẹ nhàng nhất, mọi thứ mới được phát huy tới cực hạn.
Vì vậy, những người có thể đi ngủ trước 11h, khả năng thành công sẽ cao hơn rất nhiều.