I – Chuẩn bị cho chuyến đi phượt
1. Cần xem xét trước
Bạn cần tìm hiểu trước về điểm đến, không nên đi đến nơi quá xa xôi. Đầu tiên, hãy chuẩn bị bản đồ điểm đến để không bị lạc đường.
Hãy tìm hiểu về động thực vật địa phương định đến, sẽ giúp bạn tránh nguy hiểm và kiếm được thức ăn an toàn trong những trường hợp khó khăn..
2. Việc cần làm trước khi lên đường
Bạn cần ăn no trước khi lên đường, mang theo thức ăn nước uống và nói trước với người thân về chuyến đi, ngày giờ đi, điểm đến và ngày về.
Như vậy, nếu bạn gặp nạn hoặc bị lạc đường không về đúng hẹn thì những người thân có thể khoanh vùng, rút ngắn thời gian tìm kiếm, cứu nạn.
3. Mang đồ dùng cần thiết
Bạn cần mang theo những đồ dùng cần thiết, như: Dao, diêm (hoặc bật lửa) để trong hộp kín chịu nước, dây dù, còi, chăn, đèn pin, gương để phát tín hiệu, viên thuốc làm sạch nước và la bàn.
Đừng quên mang theo túi cứu thương, trong đó có bông băng, thuốc khử trùng, nhíp và một ít thuốc thông dụng.
4. Mang thiết bị liên lạc
Điện thoại di động có pin dự phòng là vật "bất ly thân" và lưu sẵn số điện thoại người thân và người cứu hộ. Máy bộ đàm cũng rất cần thiết để gọi người cứu hộ khi bạn bị lạc đường hoặc bị thương. Tín hiệu di động nơi hẻo lánh có thể chập chờn nhưng vẫn hơn là không có gì.
II- Kỹ năng sống trong rừng
1. Đừng sợ nếu bạn bị lạc đường
Nỗi sợ hãi sẽ làm con người rối trí, không biết phải làm gì nên nếu bạn bị lạc đường hãy bình tĩnh làm theo những bước sau đây: Bình tĩnh ngồi xuống - suy nghĩ - quan sất kỹ xung quanh và chuẩn bị kiếm các thứ cần thiết để tồn tại.
2. Định hướng
Dù ở bất cứ nơi đâu thì hãy coi vị trí của bạn là "điểm số 0" và hãy đánh dấu đường bằng sỏi đá, buộc dây vải, dán giấy lên cây hoặc bất cứ thứ gì để ghi dấu đường đi.
Bạn cần nắm vững cách xác định phương hướng bằng la bàn và bằng hiện tượng tự nhiên, như mặt trời mọc hướng đông và lặn hướng tây.
3. Hãy ở yên một chỗ
Sau khi đã liên lạc thành công với người có thể cứu hộ, hãy ở yên một chỗ. Đây là cách duy nhất để người ta tìm ra bạn và cũng làm giảm tiêu hao năng lượng cơ thể, giảm hao tốn thức ăn nước uống.
4. Đốt lửa
Bạn hãy kiếm củi khô, lá khô để đốt đống lửa sưởi ấm và thắp sáng. Ngoài ra, không nên nhóm lửa ở nơi không an toàn, gần bụi cây khô dễ gây cháy lan rộng. Trước khi nhóm lửa, cần phát quang một khoảnh đất tương đối để đảm bảo bất trắc không xảy ra.
5. Phát tín hiệu báo vị trí của mình
Bạn có thể gây tiếng động bằng cách huýt sáo, la hét, hát hoặc đập đá, phát tín hiệu trên không hoặc bằng gương phản chiếu ánh sáng 3 lần.
Nếu đang ở trên bãi cỏ lưng núi thì hãy xếp lá cây sẫm màu hoặc cành cây thành hình tam giác. Ở vùng đất cát thì bạn vẽ hình tam giác thật lớn trên cát.
6. Khảo sát khu vực
Mặc dù nên ở yên một chỗ nhưng vẫn cần khám phá xung quanh để tìm ra thứ cần thiết. Có thể bạn sẽ tìm ra dấu vết của người nào đó từng đi qua đây hoặc đi tìm nước và chỗ trú tạm thời.
Sau đó, bạn vẫn cần quay về "điểm số 0" chờ người đến giải cứu.
7. Tìm nguồn nước sạch
Để sống sót lâu dài, cần tìm ra nguồn nước sạch. Bạn nhìn hướng chim bay để tìm nguồn nước vì chim thường bay quanh nguồn nước ngọt, tìm nước từ khe đá. Tốt nhất là dùng nước suối.
8. Lọc nước
Phương pháp khử nước bẩn thô sơ nhất là đun sôi nước để tiêu diệt vi khuẩn. bạn hãy đun nước sôi trong 3 phút.
Cách khác nữa để làm sạch nước là cho nước vào chai nhựa trong suốt, đem phơi nắng 6 giờ để diệt khuẩn.
Nhưng nếu nước đục quá thì phơi nắng cũng không có tác dụng. Bạn hãy cho chút muối (nếu có) vào nước để đẩy cặn có thể lắng xuống dưới đáy chai.
9. Tìm kiếm hoặc tạo ra chỗ trú tạm
Trong rừng có nhiều thứ có thể biến thành chỗ nằm nghỉ. Ví dụ: Có thể mắc võng vào cây, dựng lều tạm dựa vào cây. Cây rừng là ô che nắng mưa, là lá chắn gió giúp cho bạn có chỗ nghỉ ngơi thuận lợi hơn.
Nếu có hang động thì thật tuyệt vời. Hang là chỗ ở vững chãi lâu dài và giúp bạn tránh thú dữ, rắn rết. Cũng cần chú ý đến tạo dựng chỗ ngủ hơn là chỗ tạm trú. Chỗ ngủ không thoải mái và êm ái sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
10. Tìm thức ăn an toàn
Bạn nên kiếm thêm thức ăn tại chỗ để có thể sống khỏe mạnh lâu dài. Tuy nhiên, cần lựa chọn thức ăn an toàn.
Nếu không bị lạnh thì con người có thể sống 3 tuần không có thức ăn, cho nên bị đói khi hết thức ăn mang theo cũng không đáng lo ngại bằng việc ăn nhầm thức ăn có độc, bạn sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức.
Côn trùng là nguồn thức ăn bổ dưỡng nên đừng sợ nếu như phải ăn châu chấu. Bạn cần nấu chín côn trùng trước khi ăn để tiêu diệt động vật ký sinh. Trước khi ăn, hãy bỏ đầu, chân, cánh của tất cả côn trùng. Nhưng tuyệt đối tránh những côn trùng có màu sáng, có gai và côn trùng biết cắn, chích như sâu bướm.
Lưu ý: Dù bạn rất đói cũng không được hái nấm rừng và quả mâm xôi rừng bởi chúng rất độc.
Nguồn: Wiki How