Vạch trần những lầm tưởng về 10 kỹ năng sinh tồn giúp bạn thoát chết

Leonardo |

Kỹ năng sinh tồn không những đòi hỏi bạn phải giỏi về lý thuyết mà còn cả về thực hành, kinh nghiệm và thực tế.

Hãy tưởng tượng rằng bạn đang lạc vào những nơi hoang dã, chứa đựng nhiều yếu tố bí ẩn, ly kỳ và cả những nguy hiểm đang rình rập. Bạn sẽ có những kỹ năng sinh tồn nào để thoát khỏi nơi đó?

Bạn thường xem những chương trình truyền hình trên TV hay trên internet về những cuộc đấu tranh sinh tồn (Man vs Wild) và có thể thông qua nó mà biết được những kỹ năng đó là cần thiết với chúng ta.

Tuy nhiên, trên thực tế việc sinh tồn không những đòi hỏi bạn phải giỏi về lý thuyết mà còn cả về thực hành, kinh nghiệm và thực tế những nguy hiểm thường ở mức cao hơn nhiều so với những chương trình truyền hình mà bạn đã xem.

Dưới đây là 10 kỹ năng sinh tồn mà bạn thường nghĩ là chúng có ích thay vì chúng thật sự rất nguy hiểm.

Lầm tưởng 1: Hút nọc độc của rắn ra khỏi cơ thể bằng miệng

Vạch trần những lầm tưởng về 10 kỹ năng sinh tồn giúp bạn thoát chết - Ảnh 1.

Thực tế: Nếu một vết cắn mang nọc độc, nó sẽ ngay lập tức xâm nhập vào máu. Nếu đưa miệng của bạn lên vết cắn để hút nọc độc thì sẽ làm gia tăng thêm các vi khuẩn lên vết thương hoặc đơn giản là nọc độc sẽ vào miệng và đi vào thực quản của bạn.

Nếu bị cắn, hãy cố gắng giữ cho nhịp tim thấp (giữ bình tĩnh) và giữ vết thương trên tay hoặc chân ở độ cao dưới tim cho đến khi được đưa đến bệnh viện.

Lầm tưởng 2: Chơi trò giả chết khi gặp một con gấu

Vạch trần những lầm tưởng về 10 kỹ năng sinh tồn giúp bạn thoát chết - Ảnh 2.

Thực tế: Nếu bạn đang trong rừng và nhìn thấy một con gấu, lời khuyên cho bạn là hãy lặng lẽ mà quay đi. Nếu đó là trong sân nhà hoặc xung quanh khu cắm trại của mình, thì hãy tạo ra tiếng động lớn và ồn ào với hy vọng sẽ đuổi nó đi.

Nhưng trong trường hợp đó là một cuộc tấn công thực trực tiếp, chiến lược phản ứng của bạn sẽ phụ thuộc vào con gấu và các kiểu tấn công. Đừng bao giờ sử dụng trò giả chết nếu một con gấu đen tấn công bạn mà hãy luôn chiến đấu, chống cự lại chúng.

Trong hầu hết các trường hợp, gấu nâu hoặc xám thường tấn công bạn nhằm tự vệ hoặc bảo vệ đàn con của nó. Những lúc thế này nó sẽ cảnh báo bạn tắt bằng cách gầm rú và giả vờ tấn công.

Nếu trong trường hợp đó là một cuộc tấn công nhằm ăn thịt, mà không có cảnh báo nào (con gấu rình rập bạn) thì hãy chiến đấu vì mạng sống của bạn.

Lầm tưởng 3: Tìm kiếm nguồn thức ăn ngay lập tức nếu bạn bị lạc vào rừng

Vạch trần những lầm tưởng về 10 kỹ năng sinh tồn giúp bạn thoát chết - Ảnh 3.

Thực tế: Thậm chí là không cần. Bạn có thể tồn tại trong vòng 6 tuần mà không cần phải ăn.

Tính toán về thời gian tồn tại của mỗi người khác nhau, tùy vào những yếu tố khởi đầu và sức khỏe, thể trạng của mỗi người. Nhưng nước uống vẫn là cần thiết và quan trọng nhất với bạn.

Lầm tưởng 4: Nước trong cây xương rồng có thể cứu sống bạn khỏi cơn chết khát

Vạch trần những lầm tưởng về 10 kỹ năng sinh tồn giúp bạn thoát chết - Ảnh 4.

Thực tế: Nếu bạn có một cái thùng đủ lớn để tích trữ và lọc nước từ chất lỏng của cây xương rồng thì việc bạn được cứu sống có thể khả thi.

Nhưng hầu hết chất lỏng trong cây xương rồng sẽ khiến bạn nôn ọe và bạn sẽ bị mất nước nhanh hơn.

Lầm tưởng 5: Hướng Bắc sẽ là hướng rêu mọc trên thân cây

Vạch trần những lầm tưởng về 10 kỹ năng sinh tồn giúp bạn thoát chết - Ảnh 5.

Thực tế: Rêu có thể mọc xung quanh thân cây tùy theo điều kiện của môi trường. Không nên dựa theo những mẫu truyện dân gian để điều hướng.

Lầm tưởng 6: Bất kể động vật đó ăn gì thì bạn vẫn có thể ăn nó

Vạch trần những lầm tưởng về 10 kỹ năng sinh tồn giúp bạn thoát chết - Ảnh 6.

Thực tế: Chim và sóc có thể ăn hoa quả hay loại nấm nhất định tuy nhiên những loài này có thể có độc và giết chết chúng ta.

Lầm tưởng 7: Chà xát da một ai đó hoặc đặt họ vào bồn nước nóng nếu bị đóng băng

Vạch trần những lầm tưởng về 10 kỹ năng sinh tồn giúp bạn thoát chết - Ảnh 7.

Thực tế: Chà xát khi da bị tê buốt có thể làm hỏng da nhiều hơn, và nước nóng có thể gây sốc hoặc gây tổn hại cho người bị tê cóng hoặc gây giảm thân nhiệt.

Bạn cần để làm ấm một ai đó sao lên từ từ, tốt hơn với chăn và một vài chai nước ấm dưới nách.

Lầm tưởng 8: Nếu một con cá mập tấn công bạn, hãy đấm vào mũi nó

Vạch trần những lầm tưởng về 10 kỹ năng sinh tồn giúp bạn thoát chết - Ảnh 8.

Thực tế: Thực sự khó khăn để có thể đấm một cú đấm mạnh vào mũi của một con cá mập đang di chuyển.

Trong những lúc con cá mập bỏ đi, cố gắng tìm và đưa một vật rắn chắn giữa bạn và con cá. Nếu thất bại, hãy cào vào mắt và mang chúng.

Lầm tưởng 9: Luôn bơi song song với bờ khi bạn gặp một xoáy nước

Vạch trần những lầm tưởng về 10 kỹ năng sinh tồn giúp bạn thoát chết - Ảnh 9.

Thực tế: Một xoáy nước rất đáng sợ, nhưng bơi song song với bờ là hành động tốt nhất nếu dòng xoáy đi trực tiếp ra biển.

Một điều nữa kháhữu íchkhi biết rằng nhiều dòng nước xoáy có xu hướng đi đến một góc - ý tưởng là bạn bơigần cạnh bờ, nhưng bơi vuông góc với dòng xoáy nếu như bạn có thể "ở một góc xa dòng xoáy hiện tại và hướng tới bờ ".

Có thể thoát được dòng xoáy dễ dàng hơn là bơi một hướng thay vì cách khác và bạn không bị đuối sức khi bạn không bơi ngược dòng. Nếu bạn không thể bơi ra khỏi xoáy nước, hãy đạp nước hết sức có thể cho đến khi bạn thoát được.

Lầm tưởng 10: Một mái che là một nơi trú ẩn tuyệt vời

Vạch trần những lầm tưởng về 10 kỹ năng sinh tồn giúp bạn thoát chết - Ảnh 10.

Thực tế: Các nơi trú ẩn phụ thuộc vào điều kiện xung quanh. Trong nhiệt cao, bạn cần có bóng râm, nhưng ở vùng khí hậu lạnh, giữ ấm lại được ưu tiên hơn. Một mái che có thể giúp bảo vệ khỏi gió và các yếu tố, nhưng có thể không đủ để cung cấp sự ấm áp.

Có nghĩa là không chỉ nơi trú ẩn bảo vệ bạn tránh khỏi gió, nhưng nó cũng phải có một lớp cách nhiệt với mặt đất cả ban ngày lẫn ban đêm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại