Những con số giật mình về 7 bệnh ung thư do rượu bia mang đến

P.Thuý |

Theo TS Quang, mỗi năm Việt Nam chi 26 nghìn tỷ đồng để điều trị 7 bệnh ung thư liên quan đến bia rượu. Đó là ung thư khoang miệng, ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư gan, ung thư vòm họng, ung thư thực quản, ung thư hạ họng thanh quản.

Theo TS Quang, mỗi năm Việt Nam chi 26 nghìn tỷ đồng để điều trị 7 bệnh ung thư liên quan đến bia rượu.

Đó là ung thư khoang miệng, ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư gan, ung thư vòm họng, ung thư thực quản, ung thư hạ họng thanh quản.

Báo động đỏ bệnh ung thư

TS BS Nguyễn Tiến Quang – Phó trưởng khoa điều trị theo yêu cầu Bệnh viện K trung ương, chia sẻ, với việc sử dụng rượu bia tràn lan như hiện nay thì gánh nặng y tế ngày càng nặng.

Chỉ riêng điều trị bệnh ung thư do yếu tố bia rượu đã rất “khủng”.

TS Quang cho biết hiện nay tỷ lệ mắc ung thư càng gia tăng mỗi năm trên thế giới. Có 32,6 triệu người sống chung với bệnh ung thư; 14, 1 triệu ca mới mắc; 8,2 triệu ca tử vong.

Dự đoán bệnh ung thư ngày càng tăng, đến 2030 có 21,4 triệu người mắc và 13,3 người mắc ung thư mỗi năm. Đây thực sự là con số kinh khủng.

Việt Nam ước tính có 125 nghìn ca ung thư mới mắc thêm mỗi năm (chưa kể các ca bệnh cũ) trong đó có 94 nghìn ca chết mỗi năm.

So với tai nạn giao thông mỗi năm có khoảng 11 – 12 nghìn ca tử vong thì bệnh ung thư gấp 8 - 9 lần so với tai nạn giao thông.

Dự đoán tại Việt Nam, TS Quang cho biết, đến năm 2020 có 189 nghìn ca mới mắc.

Đây là xu hướng mới khi các bệnh lây nhiễm có xu hướng giảm trong khi bệnh không lây nhiễm như ung thư, tim mạch, tâm thần, tiểu đường ngày càng gia tăng, mô hình bệnh tật thay đổi và ung thư đang trở thành nỗi ám ảnh.

Nguyên nhân ung thư, TS Quang cho rằng do tình trạng ô nhiễm môi trường. Hiện nay ở các thành phố cũng như nhiều địa phương, ô nhiễm môi trường rất kinh khủng.

Thói quen về ăn uống có thay đổi nhiều so với trước đây. Trước kia rau đạm hợp lý thì nay đồ ăn nhanh, đồ đông lạnh chiếm ưu thế, thay đổi mô hình thức ăn khác với ngày xưa.

Ngoài ra, TS Quang cho biết, một nguyên nhân đó là tuổi thọ gia tăng nên dẫn đến tình trạng ung thư xu hướng gia tăng.

Hiện nay, tình trạng điều trị ung thư tại các khoa ung bướu, bệnh viện chuyên khoa ung bướu tình trạng gia tăng quá tải.

7 bệnh ung thư do rượu

TS Quang chỉ ra 7 loại ung thư có tác nhân do rượu. Đó là ung thư khoang miệng, ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư gan, ung thư vòm họng, ung thư thực quản, ung thư hạ họng thanh quản.

Đối với nam giới, các bệnh ung thư do bia rượu như dạ dày, gan, thực quản, trực tràng chỉ đứng sau ung thư phổi.

Cứ 100 nghìn dân có 24,6 nam giới mắc ung thư dạ dày; 23,4 nam giới ung thư gan; 19 nam giới bị ung thư đại trực tràng.

Ở nữ giới, ung thư do bia rượu mang lại có ung thư vú với 12500 ca mới mắc mỗi nưm, tính trong 100 nghìn dân có 30 phụ nữ ung thư vú. Đứng thứ hai là ung thư đại tràng, 100 nghìn dân có 14,7 nữ giới bị ung thư này.

TS Quang cảnh báo, bệnh ung thư vú và đại tràng ở nữ giới, tỷ lệ tử vong vẫn rất cao bởi đa số người dân đến khám ở giai đoạn muộn.

Nghiên cứu tỷ lệ bệnh nhân ung thư khám đến muộn như ung thư vú là bệnh khả quan nhất nhưng ở Việt Nam tỷ lệ khám sớm cũng chỉ có 50 %.

Ngoài ra, theo nghiên cứu có 67 % đại trực tràng giai đoạn muộn, 87% gan, thực quản là 71 %. Với những tỷ lệ này cho thấy vì sao khả năng điều trị ung thư ở nước ta còn hạn chế.

Trao đổi về gánh nặng ung thư do bia rượu gây ra, TS Quang cho biết, theo nghiên cứu của GS Bùi Diệu và cộng sự tại Việt Nam, đánh giá gánh nặng kinh tế phổ biến ở Việt Nam trên 1213 bệnh nhân cho thấy: Chi phí từ hộ gia đình là 48%, chi phí chính phủ 28%, chi phí BHYT 25%.

Với các bệnh ung thư do bia rượu mang đến thì gánh nặng trực tiếp lên đến 25.768 tỷ đồng. TS Quang nhấn mạnh đây là con số đáng báo động.

Ngoài ra, một nghiên cứu khác thực hiện trong 8 nước Đông Nam Á trên 10 nghìn bệnh nhân, ở Việt Nam có Bệnh viện K trung ương, Bệnh viện Bạch Mai và BV Ung bướu TP.HCM thì gánh nặng chi phí đối với bệnh ung thư đường tiêu hoá 22,2%, ung thư vú là 20,51%, ung thư đầu cổ 11%.

Trong số này khó khăn về tài chính có 35,4% bệnh nhân; 66,27% phải vay tiền điều trị.

Ngoài ra, gánh nặng chi phí không chỉ đè nặng trong khi điều trị mà các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sau 12 tháng tác động đến kinh tế cũng nặng nề.

Theo nghiên cứu có 41% bệnh nhân còn sống chịu ảnh hưởng về mặt kinh tế, trong đó số bệnh nhân không thể mua thuốc là 5,2%, không thể thanh toán BHYT 35%, không thể thanh toán được ăn uống, chi phí đi lại cho quá trình điều trị cũng không hề ít.

Với những con số đáng báo động trên, TS Quang cho biết đã đến lúc cảnh báo ảnh hưởng của bia rượu tới cộng đồng để giảm gánh nặng bệnh ung thư cho xã hội cũng như cho chính gia đình người bệnh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại