Những chiếc máy bay của “Người khổng lồ” Antonov chờ được hồi sinh

Diệu Hương |

Sân bay vận tải quốc tế Gostomel ở Kiev, Ukraine, là “mái nhà” và cũng là cơ sở thử nghiệm những máy bay “vang bóng một thời” đang chờ Antonov hồi sinh.

Những chiếc máy bay của “Người khổng lồ” Antonov chờ được hồi sinh - Ảnh 1.

Sân bay vận tải quốc tế Gostomel thuộc sở hữu của Tập đoàn nhà nước Ukraine chuyên sản xuất máy bay Antonov và được vận hành bởi công ty con của tập đoàn này là Hãng hàng không Antonov Airlines. Đây là căn cứ chính của những vận tải cơ thuộc vào hàng lớn nhất thế giới như AN-124 Ruslan và AN-225 Mriy (trong ảnh), đồng thời là nơi thử nghiệm những máy bay mới do hãng này sản xuất.

Những chiếc máy bay của “Người khổng lồ” Antonov chờ được hồi sinh - Ảnh 2.

Antonov AN-148 được xem là tinh hoa của ngành công nghiệp hàng không Ukraine. Bởi dù có thiết kế khá nhỏ (chở được 75 hành khách) nhưng vẫn đủ mạnh mẽ cho nhiều yêu cầu hoạt động khác nhau của thị trường hàng không dân dụng và giá thành rẻ (từ 20-30 triệu USD), phù hợp cho các chuyến bay nội địa.

Những chiếc máy bay của “Người khổng lồ” Antonov chờ được hồi sinh - Ảnh 3.

Antonov AN-28 là dòng máy bay vận tải hạng nhẹ, tầm ngắn, 2 động cơ, được chế tạo vào cuối những năm 1960, đầu 1970.

Những chiếc máy bay của “Người khổng lồ” Antonov chờ được hồi sinh - Ảnh 4.

AN-32 được xem là bản nâng cấp của chiếc AN-26 với động cơ mạnh mẽ hơn (gần gấp đôi), thường đảm nhiệm vai trò chuyên chở hàng hóa cũng như con người di chuyển các quãng đường ngắn

Những chiếc máy bay của “Người khổng lồ” Antonov chờ được hồi sinh - Ảnh 5.

Antonov AN-26 là loại máy bay vận tải hạng nhẹ hai động cơ cánh quạt được phát triển từ Antonov AN-24 với những sửa đổi đặc biệt để sử dụng trong quân sự.

Những chiếc máy bay của “Người khổng lồ” Antonov chờ được hồi sinh - Ảnh 6.

Dự án AN-140 được khởi động năm 1997 với mục đích tìm kiếm một loại máy bay vận tải chiến thuật kiêm vận tải dân sự phục vụ việc thay thế họ máy bay AN-24/26/30/32. Với đơn giá chỉ 9 triệu USD/chiếc, AN-140 thực sự là giải pháp đáng lưu tâm

Những chiếc máy bay của “Người khổng lồ” Antonov chờ được hồi sinh - Ảnh 7.

Antonov AN-72 được thiết kế như một máy bay vận tải cất, hạ cánh đường băng ngắn, dự định để thay thế loại AN-26, nhưng các biến thể của nó lại thành công với tư cách máy bay vận tải thương mại.

Những chiếc máy bay của “Người khổng lồ” Antonov chờ được hồi sinh - Ảnh 8.

Antonov AN-123D được xem là mối đe dọa mới từ Ukraine khiến Nga không thể xem nhẹ. Đây là máy bay đầu tiên do Ukraine tự chế tạo mà không sử dụng phụ tùng của Nga. Ukraine dự định dùng AN-132D tấn công thị trường xuất khẩu.

Những chiếc máy bay của “Người khổng lồ” Antonov chờ được hồi sinh - Ảnh 9.

AN-178 là một máy bay vận tải tầm ngắn, hạng nhẹ được thiết kế, chế tạo từ tháng 2/2010, dựa trên phiên bản AN-158 (AN-148-200), với cả 2 phiên bản dân dụng và quân sự.

Những chiếc máy bay của “Người khổng lồ” Antonov chờ được hồi sinh - Ảnh 10.

AN-225 là mẫu vận tải cơ chiến lược được phát triển vào cuối thập niên 1980, nhằm phục vụ chương trình tàu vũ trụ con thoi Buran và các hoạt động vận tải quy mô lớn của không quân Liên Xô. Chiếc AN-225 đầu tiên được đặt biệt danh "Mriy" (Giấc mơ), cất cánh thử nghiệm năm 1988 và nằm trong biên chế Ukraine cho tới nay.

Những chiếc máy bay của “Người khổng lồ” Antonov chờ được hồi sinh - Ảnh 11.

Khoang chứa hàng dài 43 m, rộng 6,4 m và cao 4,4 m, với thể tích lên tới 1.300m3. Ngoài khoang chứa hàng khổng lồ, AN-225 còn được thiết kế để vận chuyển tàu con thoi Buran trên lưng.

Những chiếc máy bay của “Người khổng lồ” Antonov chờ được hồi sinh - Ảnh 12.

AN-225 đang giữ 240 kỷ lục hàng không thế giới, trong đó bao gồm kỷ lục về chở khối hàng hóa đơn lẻ nặng tới gần 190 tấn, cũng như tổng tải trọng hàng hóa 253,8 tấn. Nó cũng là máy bay nặng nhất và có sải cánh lớn nhất trong lịch sử./.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại