Ngộ độc như thế nào
Vụ việc nhiều người chết do "sốc" "ma tuý đá tại đêm nhạc ở Tây Hồ, Hà Nội khiến nhiều người lo lắng. Các bác sĩ cho rằng nguy cơ sốc ma tuý đá rất cao nếu những bệnh nhân này sử dụng ma tuý đá với liều lượng cao và chứa nhiều tạp chất.
Theo thạc sĩ, bác sĩ La Đức Cương - Nguyên Giám đốc BV Tâm thần trung ương 1 cho biết ma tuý đá là methamphetamine có các tên gọi khác như là "hàng đá", "đập đá", "pha lê"...
Nó được thể hiện ở các dạng khác nhau như dạng bột trắng hoặc vàng, nâu, đỏ. Dạng muối hydrochlorit bột, vị đắng, dễ hòa tan trong nước và có thể dùng để tiêm được.
Dạng tinh thể có độ tinh khiết cao. Methamphetamine dạng tinh thể hay còn gọi là "hàng đá" được tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1919.
Ma tuý đá vượt quá ngưỡng kích thich sẽ gây ngộ độc
Ma túy đá đang được một số bạn trẻ hào hứng sử dụng và coi đó là "mốt" thời thượng, nó có sức lan tỏa mạnh mẽ không chỉ tại các thành phố lớn mà len lỏi đến từng ngõ, gõ từng nhà.
Bác sĩ Cương cho biết mục đích sử dụng ma tuý đá là để kích thích hưng phấn. Nhưng nếu sử dụng quá liều dễ gây ngộ độc.
Khi sử dụng ma tuý đá nó khiến cho người dùng cảm thấy khỏe khoắn, lâng lâng sung sướng; tỉnh táo hơn và tràn đầy sinh lực; tăng ham muốn tình dục; tăng khả năng giao tiếp; không có cảm giác đói… nếu nặng trên tình trạng kích thích thì bệnh nhân có thể gây vào tình trạng ngộ độc nhịp tim và huyết áp tăng; tăng thân nhiệt; giãn đồng tử; thở nhanh; khô miệng và khó nuốt, nếu nặng có thể gây tình trạng mất nước và sốt cao...
Ma tuý đá kích thích vào các cơ quan, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ tiêu hoá… của cơ thể và khiến bệnh nhân có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Bác sĩ Cương cho biết nguyên nhân của sốc ma tuý đã thường do lượng ma tuý dùng và đặc biệt là độ tinh chế của loại thuốc đó. Nếu thuốc đó có độ tinh chế cao hơn thì nguy cơ ngộ độc ít hơn. Còn ma tuý đá có độ tinh chế thấp, nhiều tạp chất thì nguy cơ ngộ độc cao hơn bởi các tạp chất này không ai biết là gì, không kiểm soát được.
Thứ hai, nguy cơ ngộ độc nó xảy ra ở từng người, cùng loại thuốc có người ngộ độc có người không, tuỳ vào người đó sử dụng lần đầu hay sử dụng nhiều lần vì ma tuý nó còn theo cơ chế dung nạp của mỗi người. Người sử dụng mới bao giờ nguy cơ sốc cũng cao hơn người dùng nhiều lần.
Bác sĩ Cương cho biết hiện nay chưa có thống kê về sốc ma tuý đá nhưng ghi nhận tại các cơ sở y tế, bệnh viện trong cả nước thì có nhiều trường hợp sốc ma tuý đá phải nhập viện điều trị, có những bệnh nhân nặng rơi vào ngộ độc và có thể tử vong.
Thời gian xuất hiện triệu chứng: sau uống là 1 giờ, trong vòng vài phút với đường tiêm. Thời gian tác dụng kéo dài 2 tới 12 giờ với liều thông thường, nếu dùng liều lớn có thể kéo dài tới 48 giờ.
Các biểu hiện cụ thể như:
Toàn thân: khi dùng ma túy mức độ nhẹ sẽ tạo ra cảm giác sảng khoái, nói nhiều, tăng tự tin, tích giao tiếp, cảm giác khỏe khoắn, đặc biệt tăng khoái cảm trong quan hệ tình dục. Liều cao kích thích không yên, thích quan hệ tình dục tập thể, vã mồ hôi, run tay chân, tăng thân nhiệt.
Độ tinh khiết cũng là nguyên nhân gây ngộ độc
Tác động lên hệ tim mạch làm cho nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, viêm mạch, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, thậm chí ở người có mạch vành bình thường trước đó.
Tác động tâm thần gây hoang tưởng, ảo giác, biểu hiện nặng gây kích động nghiêm trọng.
Nếu người bệnh dùng vài lần dễ gây nghiện, rối loạn tâm thần, đặc biệt trầm cảm, từ đó người nghiện dễ tự tử.
Ngoài ra, ma tuý đá cũng gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh vận động gây hiện tượng máy cơ, tăng trương lực cơ, có những động tác bất thường, đồng tử giãn, rung giật nhãn cầu, co giật, hôn mê, chảy máu não.
Hệ hô hấp gây khó thở, trào bọt hồng do phù phổi cấp tính, tăng áp phổi và chấn thương nhiệt (nếu hút thuốc). Các biến chứng phổi khác bao gồm: tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, viêm phổi, tổn thương phổi cấp tính và chảy máu phổi. Ma tuý đá cũng có thể gây ra nôn mửa và tiêu chảy do tác dụng kích thích dây thần kinh giao cảm.
Những bệnh nhân ngộ độc ma tuý đá nặng không được điều trị kịp thời, không khống chế được bằng thuốc cắt cơn giật, có thể tử vong do tăng thân nhiệt trên 400C, có thể tới 420C, hoặc do chảy máu trong não.
Khi thấy người bệnh có biểu hiện khó thở, co giật, hôn mê, thì nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Nếu kích thích, vật vã, hung hãn: không để bệnh nhân ngã, va đập, lấy hết các vật dụng sắc nhọn, hung khí ra khỏi người bệnh nhân, để bệnh nhân xa các vật sắc nhọn, xa các khu vực có thể dễ ngã.
Trong lúc chờ xe cấp cứu, nên đặt người bệnh nằm nghiêng, thông thoáng đường thở, tránh dịch nôn tràn ngược vào phổi.