1.Thay đổi màu sắc của móng
Màu sắc của móng tay chủ yếu được quyết định bởi lượng máu lưu thông đến móng và tình trạng của các mô dưới móng. Khi cơ thể gặp vấn đề, sự lưu thông máu và tình trạng mô có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến sự thay đổi màu sắc của móng. Mỗi màu sắc khác thường đều có thể báo hiệu một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Móng tay vàng: Đây là dấu hiệu khá phổ biến, thường gặp ở những người bị nhiễm nấm móng, bệnh vẩy nến, hoặc các vấn đề về gan. Ngoài ra, việc sơn móng tay quá thường xuyên cũng có thể khiến móng bị ố vàng.
Móng tay xanh: Có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng vi khuẩn dưới móng hoặc tình trạng thiếu oxy trong máu.
Móng tay nâu : Thường liên quan đến các bệnh về tuyến giáp hoặc các vấn đề về tuần hoàn máu.
Móng tay trắng: Có thể do thiếu máu, bệnh gan, hoặc các bệnh mãn tính khác.
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến màu sắc móng tay như:
Chế độ ăn uống: Thiếu hụt các vitamin và khoáng chất cần thiết có thể làm móng tay đổi màu.
Thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ làm thay đổi màu sắc của móng.
Chấn thương: Vết bầm tím hoặc chấn thương ở móng có thể khiến móng chuyển sang màu đen hoặc tím.
Các bệnh lý khác: Nhiều bệnh lý như tiểu đường , bệnh tim mạch cũng có thể ảnh hưởng đến màu sắc và cấu trúc của móng.
2. Móng tay có sọc
Những đường sọc này có thể xuất hiện theo chiều ngang hoặc dọc, mỗi loại mang một ý nghĩa khác nhau.
Sọc ngang: Thường liên quan đến các bệnh lý cấp tính như sốt cao, nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc thiếu hụt dinh dưỡng đột ngột. Móng tay xuất hiện sọc trắng ngang còn được gọi là "dấu hiệu của Beau", có thể là do hóa trị liệu, suy dinh dưỡng hoặc bệnh nghiêm trọng.
Sọc dọc: Có thể là dấu hiệu của lão hóa tự nhiên, nhưng cũng có thể liên quan đến bệnh tim mạch, tiểu đường hoặc các rối loạn tuần hoàn máu. Sọc dọc màu nâu đậm có thể là dấu hiệu của bệnh vẩy nến, bệnh ban đỏ hoặc bệnh nhiễm trùng van tim.
Ngoài ra, việc tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa mạnh, chấn thương móng hoặc thiếu hụt vitamin cũng có thể gây ra tình trạng móng tay có sọc.
Nếu bạn nhận thấy móng tay xuất hiện các sọc bất thường kéo dài, kèm theo các triệu chứng khác như đau nhức, sưng tấy, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn.
3. Móng tay thay đổi hình dạng
Móng tay lõm, mỏng và giòn thường gặp ở những người bị thiếu sắt hoặc mắc bệnh vẩy nến. Ngược lại, móng tay dày và phồng có thể là dấu hiệu của nhiễm nấm hoặc các vấn đề về phổi. Móng tay cong vẹo hoặc có hình dạng muỗng có thể liên quan đến bệnh tim mạch, bệnh phổi mãn tính hoặc thiếu hụt một số vitamin.
Một dấu hiệu khác đáng chú ý là sự xuất hiện của các đường sọc dọc trên móng. Ngoài việc liên quan đến lão hóa, các đường sọc này còn có thể báo hiệu các vấn đề về tim mạch hoặc rối loạn tuần hoàn máu.
Ngoài các bệnh lý , thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng đến hình dạng của móng tay. Việc cắn móng tay, sử dụng hóa chất tẩy rửa thường xuyên hoặc chấn thương móng có thể làm cho móng tay trở nên yếu và dễ bị tổn thương.
4. Móng tay dễ gãy
Móng tay bị nứt hoặc dễ gãy có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu axit folic, vitamin C hoặc protein; dinh dưỡng kém hoặc có khả năng bị thiếu máu; bệnh vẩy nến.
5. Móng tay có vảy
Nhiều lớp keratin tạo nên móng tay mang lại vẻ sáng bóng trên bề mặt. Thông thường, bề mặt móng bắt đầu bong ra là do móng đã tiếp xúc với các hoạt động mạnh. Điều này có thể là kết quả của việc tiếp xúc với môi trường rất nóng, lạnh hoặc khô. Ngoài ra, nó cũng có thể là phản ứng với một số hóa chất, số loại xà phòng hoặc chất tẩy rửa.
6. Móng tay có đốm trắng
Một hình bán nguyệt lớn ở gốc móng thường được cho là dấu hiệu của sức khỏe tốt, cho thấy hệ tuần hoàn hoạt động ổn định. Tuy nhiên, nếu móng tay bạn xuất hiện những đốm trắng thì nó lại là dấu hiệu cảnh báo khi bạn thiếu kẽm, thiếu máu.