Một nghiên cứu nhỏ năm 2013 cho thấy rằng hắt hơi có thể đẩy không khí ra khỏi mũi của bạn ở tốc độ gần 10 mph (4,5 mét/giây). Trong lúc hắt hơi, tất cả áp suất không khí tích tụ trong phổi của bạn sẽ thoát qua mũi.
Khi bạn chặn đường thoát không khí bằng cách bấm mũi hoặc miệng trong lúc hắt hơi, không khí sẽ bị đẩy vào tai của bạn. Áp lực không khí sẽ có thể đi vào tai giữa và gây ảnh hưởng xấu lên màng nhĩ.
Việc làm này có thể dẫn đến mất thính giác hoặc chóng mặt kéo dài.
Ngoài tai, việc cố kiềm cơn hắt hơi có thể đem đến nhiều ảnh hưởng khác. Hành động này có thể gây co giật và làm mạch máu vỡ ra dẫn đến những cơn ngạt thở. Nó cũng có thể gây thương tích cơ hoành của bạn - một cơ ngang trải dài qua phía dưới xương sườn.
Ngoài ra, một sự gia tăng đột ngột áp lực do hắt hơi bị tắc có thể làm các mạch máu trong não bị vỡ. Việc hắt hơi có thể gây thương tích cổ hoặc ảnh hưởng xấu đến những người vừa phẫu thuật xoang trong thời gian trước đó.
Trong những trường hợp cực đoan nhất, việc kìm hắt hơi có thể gây ra đột quỵ dẫn đến tử vong.
Hắt hơi là phản ứng tự nhiên của cơ thể
Hắt hơi (hắt xì, nhảy mũi) là sự phóng thích không khí từ phổi ra ngoài thông qua mũi và miệng. Nó thường xảy ra khi mũi bị kích thích bởi các vật thể nhỏ bên ngoài cơ thể như khi đột nhiên ngửi thấy mùi lạ, tiếp xúc đột ngột với ánh sáng, sự thay đổi nhiệt độ bất ngờ... Đây là một hành động không tự ý và không kiểm soát được.
Hắt hơi là phản ứng mang tính tích cực bởi nó có tác dụng tống ra các chất nhầy có chứa các hạt lạ gây kích thích và làm sạch khoang mũi. Bởi thế nên, việc nhịn hắt hơi là không nên, thậm chí điều này còn gây hại ngược trở lại cho cơ thể.
Nhịn hắt hơi không hề tốt, thậm chí còn gây nguy hiểm
Rất nhiều người thường nhịn hắt hơi, có thể là do thói quen, cũng có thể là do... ngại, sợ làm ảnh hưởng đến xung quanh. Bằng cách nín thở, dùng tay bịt mũi hay một cách bất kì nào đó, họ cố gắng ngăn chặn sự hắt hơi của mình. Tuy nhiên, dù với bất kì lý do gì, thì người phải chịu hậu quả vẫn chính là bạn.
Nhịn hắt hơi sẽ gây ra rất nhiều tác hại:
- Khoang mũi không được làm sạch và các tác nhân gây hại sẽ có điều kiện xâm nhập sâu hơn, gây bệnh cho cơ thể.
- Khi cố gắng nhịn hắt hơi, áp lực nội sọ tăng lên đáng kể. Các lưu lượng máu đến não của chúng ta bị phá vỡ và các mạch máu và các mô thần kinh bị nén. Điều này có thể dẫn đến đau đầu, thậm chí ảnh hưởng cả đến thính giác.
- Áp lực khi nhịn hắt hơi còn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt.
- Cơ hoành (phần cơ nằm dưới khung xương sườn, chịu trách nhiệm kiểm soát việc hít thở) cũng có nguy cơ chấn thương vì áp lực tăng đột ngột.
Lời khuyên:
- Đừng bao giờ cố gắng nhịn hắt hơi.
- Nếu bạn cảm thấy điều này có thể gây mất lịch sự, hãy quay sang phía không có người, dùng khăn giấy che lại là được.
- Khi đến nơi quá đông người, nơi nhiều khói bụi, hãy đeo khẩu trang, vừa để bảo vệ cơ thể, vừa giúp tránh các dị vật bay vào mũi.