Nhiều trẻ bị polyp đại trực tràng đi ngoài ra máu, cha mẹ lầm tưởng con bị táo bón

L.Nguyên |

Polyp trực tràng ở trẻ nhỏ không phải là hiếm gặp và cần được phát hiện, điều trị sớm vì chúng có thể gây ra chảy máu, có thể phát triển lớn gây tắc ruột hoặc tiến triển thành ung thư.

Bé trai N.B.Q (7 tuổi) thường xuyên bị táo bón kèm máu tươi, một ngày trước khi vào viện bé đi ngoài ra máu bất thường với số lượng nhiều. Các bác sĩ đã tiến hành nội soi tiêu hóa và tìm ra thủ phạm sau 5 phút.

Theo Bác sĩ Hà Văn Tước, bệnh viện ở Phú Thọ, nhiều người nghĩ trẻ nhỏ đi ngoài ra máu là táo bón mà không biết có thể do các polyp ở đại trực tràng hoặc một số bệnh lý khác. Số trẻ đến viện khám vì các polyp này không phải hiếm gặp.

Theo thống kê từ đầu năm 2019, các bác sĩ phòng Nội soi tiêu hóa đã tiến hành cắt polyp đại, trực tràng cho 4 bé.

Nhiều trẻ bị polyp đại trực tràng đi ngoài ra máu, cha mẹ lầm tưởng con bị táo bón - Ảnh 1.
Nhiều trẻ bị polyp đại trực tràng đi ngoài ra máu, cha mẹ lầm tưởng con bị táo bón - Ảnh 2.

Hình ảnh polyp đại trực tràng ở trẻ.

Các polyp của đại tràng và trực tràng (đặc biệt là loại có cuống) dễ bị chảy máu khi phân đi qua. Vì thế, biểu hiện hay gặp ở nhiều trẻ là đi ngoài ra máu dù không bị táo bón. Nhiều trường hợp nội soi đại tràng phát hiện polyp lớn khiến trẻ hay bị chảy máu, thiếu máu.

Bác sĩ Tước nhấn mạnh: Polyp trực tràng ở trẻ nhỏ không phải là hiếm gặp và cần được phát hiện, điều trị sớm vì chúng có thể gây ra chảy máu, có thể phát triển lớn gây tắc ruột hoặc tiến triển thành ung thư.

Hiện tại bé trai đang được theo dõi và điều trị tại khoa Nội – Nhi – Đông y Bệnh viện.

Bác sĩ khuyến cáo khi trẻ đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đặc biệt đại tiện ra máu, thay đổi phân, số lần đại tiện, đặc điểm phân không bình thường, cha mẹ nên đưa đi khám, cần thiết sẽ nội soi toàn bộ đại trực tràng.

Theo các bác sĩ, polyp đại trực tràng là bệnh khá phổ biến ở trẻ em. Khi mắc, biểu hiện lâm sàng của bệnh thường âm thầm nên dễ bị bỏ sót chẩn đoán và dễ nhầm lẫn với một số bệnh đường tiêu hóa khác.

Ở trẻ em, tuổi trung bình mắc bệnh là 4-7 tuổi, trẻ nhỏ 1-2 tuổi có thể mắc bệnh nhưng rất ít, bệnh thường gặp ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái. Theo nghiên cứu của Bệnh viện Nhi đồng 1 thì nhóm tuổi mắc polyp từ 2-10 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 95,9%. Dưới 2 tuổi là thấp nhất - 3,8%.

Để phát hiện chẩn đoán polyp trước các triệu chứng lâm sàng gợi ý như: đi đại tiện ra máu, đau bụng, rối loạn đại tiện..., cần tới cơ sở có chuyên khoa tiêu hóa để được khám và chẩn đoán điều trị kịp thời.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại