Nhiều người đã biết cây nha đam (lô hội) quen thuộc, dễ trồng, nhiều tác dụng nhưng thực chất chủ yếu chỉ dùng để đắp mặt hay nấu chè.
Và đây thật sự là một sự lãng phí quá lớn với loại cây đã từng được chủ nhân của các nền văn minh lẫy lừng thời cổ đại gọi là “cây trường sinh” rất quý ở Hy Lạp, La Mã, Ai Cập cổ đại.
Người Ấn Độ từ lâu cũng gọi nha đam bằng tên kumari, nghĩa là “công chúa” , do khả năng giúp con người duy trì sức khỏe và vẻ đẹp.
Về sau, loại cây này liên tục được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi, như một trong những loài thực vật tốt nhất. Và uy tín đó đến từ tác dụng không thể chối cãi:
Tác dụng thanh lọc - nước nha đam có chứa nhiều axit amino, vitamin, khoáng, là một trong những nguyên liệu thanh lọc tốt nhất, có thể giúp tăng cường khả năng tiêu hóa và giúp cơ thể thải loại các chất bẩn, độc.
Ngoài ra, do nha đam còn có khả năng nổi trội là làm mát, làm dịu, làm ẩm nên cũng giúp ích rất nhiều trong các trường hợp bị sưng viêm, kích ứng do nhiệt - chẳng hạn trong giai đoạn mãn kinh, các vấn đề tiêu hóa, vấn đề về da như mụn nhọt…
Tác dụng tăng cường miễn dịch - nha đam có chứa nhiều polysaccharide giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, giảm những tình trạng viêm nhiễm và điều chỉnh lại phản ứng của hệ miễn dịch để phòng tránh các tình trạng như hen suyễn, eczema, bệnh Crohn.
Tác dụng giảm cholesterol và đường huyết, kéo theo có thể hỗ trợ điều trị tiểu đường và béo phì.
Tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, đặc biệt với những người bị hội chứng ruột kích thích (IBS) do có tác dụng chữa lành và làm dịu.
Tác dụng tăng cường vitamin và khoáng, với rất nhiều vitamin A, C, E, B1, B2, B3, B6, B12, axit folic, không chỉ thế còn giàu canxi, magie, kẽm, sắt, selen, kali…
Tác dụng kích thích tóc mọc, do có nhiều vitamin và enzyme có thể kích thích tóc mọc nhanh và khỏe.
Tác dụng chữa các vết bỏng, mụn, da khô… tăng cường collagen và dưỡng ẩm, tái tạo làn da…
Và tuyệt vời hơn nữa là cách chế biến để sử dụng nha đam và nhận được những lợi ích trên không quá phức tạp, bạn chỉ cần:
- Chọn lá nha đam đủ to, tươi, không dập hay hư hại, và khi cắt, bạn cẩn thận để không ảnh hưởng đến các lá khác xung quanh;
- Rửa lá nha đam, rửa tay, rửa dao thật sạch, lau khô để tránh nhiễm bẩn; riêng đối với lá, bạn nên để đứng lá cho chảy bớt nhớt - thứ nhớt này có thể có tác dụng nhuận tràng và gây vấn đề tiêu hóa với một số người;
- Sau khi đã xong xuôi mọi công đoạn chuẩn bị, bạn cắt bỏ rìa gai dọc theo hai bên lá, gọt bỏ phần vỏ xanh bên ngoài;
- Rửa qua phần thịt nha đam với nước muối loãng, sau đó cắt khối và sử dụng, có thể cho vào chè, làm sinh tố hoặc làm nước detox nha đam uống hàng ngày.
- Nếu muốn bảo quản để chữa bệnh, chẳng hạn như để bôi da, bôi tóc, bạn cũng cắt khối nha đam, cho vào hũ, vắt chanh vào để bảo quản được lâu hơn; hoặc bạn cũng có thể xay thành dạng gel lỏng. Với hũ nha đam này, bạn đậy kín và cất trong tủ lạnh, có thể làm 1 lần mà dùng được những 1 tuần, quá khỏe rồi nhé!
Theo marieclaire