Nhật đã sở hữu tên lửa mệnh danh là "điều bất hạnh" đối với tàu chiến Trung Quốc

Lưu Bình |

National Interest ngày 22/7 cho hay, một loại tên lửa chống hạm mới được kỳ vọng ​​sẽ giúp tăng cường đáng kể khả năng của Nhật Bản trong việc kiềm chế hải quân nước ngoài.

Loại tên lửa mới này có tên mã là XASM-3 với tốc độ hành trình lên đến Mach 3, có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa và đánh chìm tàu chiến của đối phương.

Loại tên lửa này sẽ gây ra mối quan ngại lớn đối với Trung Quốc, vì nếu muốn đến Bắc Thái Bình Dương, các tàu chiến của hải quân Trung Quốc sẽ phải di chuyển trong phạm vi tấn công của loại tên lửa này.

Các loại tên lửa chống hạm truyền thống của Mỹ như Harpoon hay Exocet của Pháp sử dụng động cơ rocket và tuốc bin phản lực (turbojet) có thể bay với tốc độ cận âm, các loại tên lửa như vậy được gọi chung là "tên lửa lướt trên ngọn sóng" do chúng có thể bay ở độ cao thấp 15 feet (1 feet khoảng 0,3 mét) so với mặt nước biển.

Ưu điểm của các loại tên lửa này là bay thấp theo độ cong của Trái Đất, điều này khiến cho chúng tránh được sự phát hiện của đối phương vì bay càng thấp thì càng ít có khả năng bị phát hiện.

Các loại radar phát hiện các mục tiêu cách mặt nước 60 feet, đối với các loại "tên lửa lướt trên ngọn sóng" bay với độ cao thấp khoảng 30 feet trên mặt nước chỉ có thể phát hiện được khi chúng cách 19 dặm (1 dặm khoảng 1,6 km).

Ví dụ, nếu một tên lửa Harpoon bay ở độ cao cách 10 mét dưới mặt nước biển, radar phòng không của đối phương chỉ có thể phát hiện được tên lửa trước khi bị đánh trúng hai phút, hầu như không có thời gian để phản ứng.

Cho đến gần đây, các nước phương Tây vẫn được sử dụng rộng rãi các tên lửa cận âm lướt trên mặt biển. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã phát triển tên lửa chống hạm siêu thanh P-270 Moskit (NATO định danh là SS-N-22 "Sunburn")

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ, NATO và các đồng minh khác vẫn không làm chủ được công nghệ mới này.

Trong những năm 90 của thế kỷ 20, do các hạm đội có lực lượng tương đương của đối phương đều không còn tồn tại, điều này tiếp tục là một trở ngại đối với việc nghiên cứu phát triển tên lửa của các nước phương Tây, trong khi đó từ năm 2001, Mỹ đã tập trung vào các cuộc chiến tranh trên đất liền.

Do đó, Harpoon và các loại tên lửa lỗi thời khác vẫn còn giữ được vai trò của nó, trước mắt không thấy một loại tên lửa mới nào có thể thay thế.

Tuy nhiên, có một quốc gia luôn tập trung vào việc tăng cường năng lực hải quân. Gia tăng một cách nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng Hải quân, xây dựng một số lượng lớn các tàu hộ vệ và tàu khu trục, việc xây dựng các xưởng sửa chữa, đóng tàu đổ bộ đầu tiên, nhằm bắt đầu xây dựng hạm đội tàu sân bay chiến đấu.

Đất nước này chính là Nhật Bản, đất nước này luôn âm thầm quan tâm đến hải quân Trung Quốc, từ một lực lượng hải quân chỉ có thể thực hiện các hành động tại các vùng biển gần Nhật Bản phát triển thành một lực lượng hải quân nước xanh có khả năng vươn xa và thâm nhập sâu vào khu vực Ấn Độ Dương và triển khai các hành động thuần thục trên biển Baltic.

Nhật đã sở hữu tên lửa mệnh danh là điều bất hạnh đối với tàu chiến Trung Quốc - Ảnh 1.

Tên lửa ASM3

Đến nay, xét về lượng giãn nước và số lượng tàu chiến, hải quân Trung Quốc (PLAN) đều vượt trội hơn so với Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật bản (MSDF)

Tên lửa chống tàu mới XASM-3 bắt đầu được phát triển trong những năm đầu thế kỷ 21 (năm 2000), nó được kỳ vọng ​​sẽ cho phép hải quân Nhật Bản tái cân bằng sức mạnh trên biển với hải quân Trung Quốc

Cũng giống như tên lửa chống hạm siêu thanh P-270 Moskit, XASM-3 được trang bị một động cơ phản lực, có tốc độ tối đa hơn Mach 3 (3.700 km/giờ). Giống như các tên lửa chống tàu trước đây, tên lửa XASM-3 cũng có thể bay gần mặt nước.

Hai tính năng này được kết hợp với nhau, sẽ là điều bất hạnh đối với bất cứ tàu chiến nào của Trung Quốc, một khi bị loại tên lửa này khóa mục tiêu, từ khi phát hiện đến khi tiến hành các biện pháp phòng vệ chỉ chưa đến 30 giây.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại