Điều này có thể mang lại cảm giác rằng Nhật Bản đang lo lắng về việc lựa chọn đối tác dự án. Tuy nhiên, đọc kỹ các bài báo, có thể thấy chính sách của Nhật Bản khá nhất quán và những phát triển gần đây là một sự thu hẹp các lựa chọn.
Tháng 8/2018, tờ The Diplomat nói rằng Nhật Bản đang xem xét hợp tác với Vương quốc Anh. Năm 2019 mang đến tin tức nói rằng dòng máy bay chiến đấu thế hệ mới sẽ có rất nhiều tính năng do nội địa tự phát triển theo yêu cầu.
Đầu tháng 3/2020, Nikkei Asian Review xác nhận rằng Vương quốc Anh không được chọn vì Mỹ được ưu tiên hơn.
Nhưng vào đầu tháng 4/2020, The Diplomat nói rằng Nhật Bản đã từ chối chọn hãng Lockheed Martin hợp tác chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo vào cuối tháng 3, điều này có thể gợi ý rằng Mỹ đã bị loại ra.
Thông báo này dẫn đến việc tạp chí Military Watch đăng bài có tựa đề “Nhật Bản nói không với các thiết kế của Mỹ và Anh: Sẽ tự mình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu”, gợi ý rằng Nhật Bản đang hoàn toàn đơn độc, có lẽ một phần do áp lực từ Trung Quốc.
Nhưng sau đó, vào ngày 18/4, Sankei News nói rằng chính phủ Nhật Bản muốn thành lập một nhóm gồm các công ty Mỹ và Nhật Bản để phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ tiếp theo, xác nhận rằng Mỹ được lựa chọn.
Nhưng thực ra Nhật Bản đã không lật kèo. Từ chối Lockheed Martin là từ chối một máy bay chiến đấu được đề xuất là con lai của F-35 và F-22, không phải là từ chối Mỹ.
Như Nhật Bản đã tuyên bố, ưu tiên của họ là máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo được phát triển phần lớn tại địa phương.
Nhưng theo tài liệu năm 2018, Chương trình phòng thủ giữa nhiệm kỳ (MTDP), xác định máy bay nào sẽ là thế hệ kế tiếp, nói rằng Nhật Bản mong muốn hợp tác với nước ngoài, miễn là chương trình này do Nhật Bản lãnh đạo.
Vì vậy, những gì đã diễn ra trong các tháng đầu năm 2020 đã xác nhận rằng Nhật Bản muốn hợp tác với các công ty Mỹ phát triển một máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6, nhưng họ không muốn chương trình dựa trên các thiết kế hiện có rồi chỉ thêm bớt, điều chỉnh một số thứ.
Điều này khẳng định vị thế của Mỹ với tư cách là nhà lãnh đạo công nghệ hàng không vũ trụ trong thế giới phương Tây.
Theo Overt Defense, Vương quốc Anh đã bị loại khỏi chương trình máy bay chiến đấu vì lo ngại rằng một dự án máy bay chiến đấu do Anh dẫn đầu có thể không có nhiều đối tác, làm chậm phát triển và tăng chi phí.
Cũng có những lo ngại về việc tích hợp với vũ khí của Mỹ, mà Nhật Bản vẫn còn kho dự trữ lớn.
Nhật Bản cũng có thể nghi ngờ máy bay chiến đấu của Anh có thực sự là đa năng hay không, khi vũ khí của Anh được tích hợp vào chiến đấu cơ Typhoon do châu Âu hợp tác phát triển một cách chậm chạp.
Chưa kể, hợp tác với các công ty Mỹ là một bước tiến đáng kể cho chương trình máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của Nhật Bản, và đây cũng sẽ là một phần quan trọng trong việc duy trì an ninh của Nhật Bản trong tương lai gần.