Nhà có 3 loại nồi, chảo này tiếc mấy cũng vứt ngay, mỗi miếng ăn là một lần “tự đầu độc”

Ngọc Ái |

Nấu ăn trong 3 loại nồi, chảo này mỗi ngày, bạn đang tự “bào mòn” sức khỏe của bản thân và gia đình mà không biết.

Trong những căn bếp, nồi hay chảo là vật dụng không thể thiếu để tạo ra các bữa ăn ngon. Tuy nhiên, một số loại nồi chảo lại tiềm ẩn nguy cơ lớn cho sức khỏe, đặc biệt là liên quan đến bệnh ung thư. Nếu không muốn “tự đầu độc” bản thân và gia đình, có 3 loại nồi chảo bạn nên vứt bỏ càng sớm càng tốt:

1. Nồi, chảo chống dính bị bong tróc hoặc xước nhiều

Các loại nồi, chảo chống dính tiện lợi nhưng khi lớp phủ polytetrafluoroethylene (PTFE) bị hỏng, chúng có thể trở thành "kẻ giết người thầm lặng". PTFE dễ phân hủy ở nhiệt độ cao, sinh ra khí florua độc hại. Theo nghiên cứu của Viện Y học Môi trường Hoa Kỳ, khí này có thể gây kích ứng phổi, ảnh hưởng đến hệ hô hấp, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

Ảnh minh họa

Một khi lớp phủ chống dính bị nứt hoặc bong tróc, các hóa chất độc hại dễ dàng ngấm vào thức ăn. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi nấu ở nhiệt độ cao. Cách tốt nhất là loại bỏ ngay khi thấy nồi, chảo chống dính bị xước nhiều hoặc bong tróc dù là ít. Khi dùng, dũng lưu ý tránh nấu ở nhiệt độ quá cao, sử dụng dụng cụ gỗ hoặc silicone khi xào nấu, không cọ mạnh tay khi rửa để bảo vệ lớp phủ.

2. Nồi, chảo nhôm tái chế

Nhôm là vật liệu được sử dụng rộng rãi trong nấu nướng vì là nguyên liệu dễ kiếm, bền, nhẹ, linh hoạt và có thể tái chế. Tuy nhiên, nồng độ nhôm cao, nhất là nhôm tái chế có liên quan tới một số bệnh ở hệ thần kinh trung ương, bao gồm Alzheimer và xơ cứng teo cơ ALS.

Nồi, chảo làm từ nhôm tái chế thường chứa kim loại nặng như chì và cadmium. Những chất độc này dễ hòa tan vào thức ăn, đặc biệt khi nấu các món chua, thực phẩm chứa axit hoặc đun nóng ở nhiệt độ cao liên tục. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiếp xúc lâu dài với chì có thể dẫn đến tổn thương não, gan, thận và làm tăng nguy cơ ung thư. Hãy ưu tiên sử dụng nồi, chảo nhôm nguyên chất có nguồn gốc rõ ràng, hoặc thay bằng các vật liệu an toàn hơn như inox hoặc gốm sứ.

3. Nồi, chảo bị han gỉ hoặc biến dạng

Nồi và chảo gang hoặc thép khi bị han gỉ có thể gây hại cho sức khỏe. Gỉ sét chứa sắt oxit, có thể xâm nhập vào thức ăn, gây tổn thương cho hệ tiêu hóa, viêm dạ dày hoặc ngộ độc khi tích tụ lâu dài. Theo một nghiên cứu từ WHO, việc tiếp xúc với gỉ sét có thể gây ra vấn đề tiêu hóa và ngộ độc. Đặc biệt khi nấu món chua, phản ứng giữa gỉ sét và acid sẽ sinh ra hợp chất độc hại, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Ảnh minh họa

Ngoài ra, khi nồi hoặc chảo bị biến dạng, nhiệt không phân bố đều, dẫn đến việc thực phẩm dễ cháy hoặc lớp phủ bị bong tróc. Sử dụng lâu dài có thể khiến chất độc từ lớp phủ hư hỏng hoặc kim loại bị oxi hóa phát tán vào món ăn. Các chuyên gia cảnh báo rằng những nồi, chảo này không chỉ giảm chất lượng món ăn mà còn tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc.

Nguồn và ảnh: Aboluowang, Family Doctor

Ngọc Ái

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại