Đối với bệnh nhân ung thư việc điều trị và nguy cơ mắc virus SARS-CoV-2 cũng như tử vong có tỷ lệ cao. Ngoài ra, việc điều trị bệnh chậm trễ cũng làm tăng nguy cơ tử vong ở những bệnh nhân này .
Những lưu ý chung để an toàn trong mùa dịch
Theo đó, với những bệnh nhân bệnh ung thư đã có kế hoạch hóa xạ trị hoặc có kế hoạch điều trị bổ trợ cần lưu ý những điều sau:
Đại dịch COVID-19 đang ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khoẻ, theo dõi bệnh nhân ung thư
- Tránh những nơi đông người;
- Mang phương tiện bảo vệ cá nhân khi đến bệnh viện để thăm khám và điều trị;
- Rửa tay đúng cách theo hướng dẫn của Bộ Y tế cũng như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO);
- Không tiếp xúc với bạn bè và người thân có các triệu chứng COVID-19 hoặc sống trong vùng lưu hành bệnh;
- Đảm bảo sự giãn cách xã hội với tất cả mọi người: bảo vệ mình để bảo vệ người khác.
Đối với những bệnh nhân đang được điều trị tích cực bổ trợ hoặc điều trị bệnh di căn, sống trong vùng có dịch hay không có dịch, bệnh viện nơi điều trị cho bệnh nhân đó cần xác định những phương án cụ thể để đảm bảo thời gian điều trị tốt nhất đối với các bệnh nhân này.
Việc thăm khám ngoại trú cho bệnh nhân ung thư nên được giảm xuống mức an toàn và khả thi nhất mà không gây nguy hiểm cho việc chăm sóc bệnh nhân.
Đối với bệnh nhân điều trị bằng đường uống có thể theo dõi từ xa, nên cung cấp thuốc ít nhất 3 đợt để giảm tiếp cận bệnh viện. Việc theo dõi xét nghiệm máu cho những bệnh nhân đó có thể được thực hiện tại các phòng xét nghiệm địa phương gần nhà.
Đề nghị thực hiện các dịch vụ y tế từ xa. Các nhà chuyên môn khuyên bạn nên trì hoãn tất cả các lần tái khám.
Giám sát chuyên sâu hơn nên được áp dụng trong quá trình điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi hoặc những người đã được phẫu thuật phổi trước đó, và cho những bệnh nhân lớn tuổi hoặc những bệnh nhân có các bệnh đi kèm khác.
Các biện pháp chuyên sâu nên được thực hiện để tránh lây lan bệnh viện. Cần có các quy trình phân loại nghiêm ngặt và an toàn để đánh giá bất kỳ triệu chứng COVID-19 nào cũng như mức độ khẩn cấp và cần thiết của việc nhập viện.
Do số bệnh nhân COVID-19 không có triệu chứng cao và hiện nay các biến thể mới có thể lây nhiễm qua đường không khí trong không gian kín, nên việc tuân thủ đúng quy định 5K của Bộ Y tế để phòng ngừa lây nhiễm cho cả nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà là rất quan trọng, đặc biệt giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm vào bệnh viện.
Người bệnh ung thư có thể trì hoãn hoá trị trong mùa dịch COVID-19 không?
VIệc thay đổi kế hoạch hoá trị ở người bệnh ung thư tùy thuộc vào từng cá nhân cụ thể như giai đoạn bệnh, tuổi, tình trạng cơ thể... để từ đó bác sĩ sẽ cân nhắc và có liệu trình cụ thể.
Ngoài ra, việc trì hoãn điều trị hay không phụ thuộc vào mục tiêu điều trị của người bệnh, sự đáp ứng với liệu trình điều trị và người bệnh có gặp tác dụng phụ trong quá trình điều trị hay không…
Từ đó các bác sĩ phải đánh giá toàn thể mới đưa ra có quyết định nên hay không trì hoãn, ngưng hoá trị để hạn chế dự phòng sự lây nhiễm của COVID-19 trong mùa dịch
Đối với một số khu vực, địa phương khu vực cách ly hoặc trung tâm ung thư đang bị phong toả, người bệnh ung thư có thể được cho nghỉ ngơi khoảng 2 tuần hoặc được chuyển đến một bệnh viện khác không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh để điều trị được liên tục.
Người nhân ung thư cần làm gì trong mùa dịch COVID-19?
Đối với nguyên tắc phòng bệnh cho bệnh nhân ung thư cũng tương tự như mọi người, tuy nhiên, do đặc thù bệnh lý nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cần đa dạng, chia thành nhiều bữa, đủ đạm, nhiều rau củ quả,… uống đủ nước, các loại nước ép trái cây.
Nếu đang bị suy dinh dưỡng cần bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giàu năng lượng, đạm, Các thực phẩm giàu Omega-3, argrinin, kẽm, các vitamin và vi chất.
Tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/ tuần, duy trì giấc ngủ đủ thời gian 6 - 8 tiếng.
Cần nỗ lực duy trì lâu dài và đều đặn để hệ miễn dịch vững vàng và hiệu quả, tạo điều kiện cho bệnh nhân ung thư điều trị bệnh ung thư trong mùa dịch.