Vào ngày 24/3, biên đội máy bay vận tải hạng nặng của Không quân Nga gồm một chiếc An-124-100 cùng một chiếc Il-62M đã hạ cánh xuống thủ đô Caracas của Venezuela.
Sự kiện trên đánh dấu đợt điều quân quy mô lớn của Nga tới quốc gia Nam Mỹ này trong tình cảnh khủng hoảng gia tăng và có nguy cơ đối diện một cuộc can thiệp quân sự từ Mỹ.
Có một chi tiết cần chú ý nữa đó là ngoài tốp quân nhân chính quy trên thì còn một số báo cáo cho rằng đã có khá nhiều binh lính "người Nga" tới Venezuela trước đó trên các chuyến bay thương mại.
Sự có mặt của quân nhân và chuyên gia quân sự Nga tại thủ đô Caracas theo đánh giá nhằm gửi thông điệp ủng hộ tới đồng minh tại khu vực châu Mỹ latinh.
Bên cạnh đó, các quân nhân Nga còn được cho là đã tiến hành các hoạt động huấn luyện và nâng cấp vũ khí mà nước này đã bán cho Venezuela trước đó.
Thông qua sự hiện diện của chuyên gia quân sự Nga tại Venezuela ngày một nhiều đã dẫn tới không ít dự đoán cho rằng Moskva chuẩn bị lập một căn cứ thường trực tại đây.
Nhưng thật bất ngờ khi truyền thông Mỹ và khu vực vừa đăng tải nhiều thông tin liên quan tới việc Moskva bắt đầu rút các chuyên gia quân sự cùng binh sĩ về nước.
Theo đó, so với số lượng hàng nghìn người lúc đỉnh điểm thì giờ đây tổng số binh sĩ và chuyên gia quân sự Nga vẫn hiện diện ở Venezuela được cho là chỉ còn vài chục người.
Ban đầu có dự đoán cho rằng việc Nga rút quân là tình tình Venezuela đã tạm yên ổn, nhưng nhận định này bị bác bỏ vì thực tế quốc gia Nam Mỹ này vẫn còn tồn tại cực nhiều bất ổn có thể bùng phát thành bạo lực bất cứ lúc nào.
Nguyên nhân theo đánh giá là chủ chốt khiến Nga đưa ra hành động trên được nhận định là bởi kinh tế Venezuela đang lâm vào khủng hoảng quá sâu rộng, dẫn tới việc sụp đổ và không thể đảm bảo ngân sách cho quân đội nước ngoài.
Theo các số liệu được công bố, ngân hàng Trung ương Venezuela cho thấy siêu lạm phát tại quốc gia này sẽ giảm bớt, chỉ nằm trong khoảng từ 30% tới 200%, trái ngược hoàn toàn so với dự báo 10 triệu phần trăm mà IMF đã đưa ra trước đó.
Đây là lần đầu tiên sau nhiều năm số liệu chính thức về nền kinh tế của nước này được công bố một cách chính thức. Trước đó, lần cuối Venezuela công bố số liệu kinh tế hàng năm là năm 2015 - thời điểm trước khi rơi vào khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng.
Tuy nhiên theo đánh giá của truyền thông khu vực thì những con số này đã được "làm đẹp" và thực tế thì tình hình còn diễn ra ngày một bi đát hơn, khi chính phủ không có biện pháp hiệu quả còn tình hình ngày càng phức tạp.
Thậm chí dấu hiệu nền kinh tế Venezuela chính thức sụp đổ đã được đề cập tới, nguyên nhân chính tới từ tình trạng căng thẳng chính trị và nguy cơ chiến tranh gần đây.
Việc Nga cắt giảm số chuyên gia quân sự cho thấy hạn chế trong nỗ lực tạo ảnh hưởng chính trị của họ tại Venezuela, nhất là trong bối cảnh nước này đang gặp nhiều khó khăn do các lệnh bao vây cấm vận của Mỹ.
https://anninhthudo.vn/quan-su/anh-nguyen-nhan-bat-ngo-khien-nga-o-at-rut-chuyen-gia-quan-su-tai-venezuela-ve-nuoc/812907.antd