Một cụ bà 85 tuổi ở thành phố Nam Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc bị mắc chứng bệnh đau dây thần kinh sinh ba, 10 năm qua bà đã không cười. Bởi vừa mới hé môi, miệng cử động nhẹ, toàn bộ khuôn mặt đau đớn như có luồng điện chạy qua.
Hàng ngày, bà rất sợ hãi việc đánh răng, rửa mặt, càng không dám nhai bất cứ thứ gì. Bà luôn im lặng, không dám nói to, đặc biệt không dám cười. Sau khi đi khám, bác sỹ chẩn đoán bà bị đau dây thần kinh sinh ba.
Bệnh đau dây thần kinh sinh ba là gì? Tại sao lại khiến cho người ta 10 năm không dám cười!
Cảm giác đau dây thần kinh sinh ba vô cùng khủng khiếp, nó từng được mệnh danh là "sự đau đớn nhất thế giới".
Khi cơn đau phát tác, người bệnh không thể thực hiện các việc làm đơn giản như rửa mặt, đánh răng, nói chuyện, ăn cơm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thường ngày.
Một số hành động nhỏ thường ngày có thể làm cơn đau phát tác, người bệnh có cảm giác như bị điện giật, kim châm, dao cắt.
Khi bệnh trở nên nghiêm trọng, người bệnh không thể chịu đựng được, làm cho họ đau đớn vô cùng. Đó cũng là nguyên nhân bà cụ không dám cười trong 10 năm.
Cụ bà 85 tuổi ở thành phố Nam Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc mắc chứng bệnh đau dây thần kinh sinh ba
Do nhà không có điều kiện đi khám bệnh, bà lão phải chung sống với căn bệnh 10 năm và không biết cười là gì.
Tại sao bà cụ 85 tuổi vẫn mắc chứng bệnh nói trên
Thông thường, bệnh đau dây thần kinh sinh ba xảy ra đối với độ tuổi trung niên và người già, xung quanh rễ dây thần kinh sinh ba là mạch máu, khoảng cách giữa chúng rất gần nhau.
Khi đến độ tuổi nói trên, thành mạch máu bắt đầu cứng lại, đoạn lên não bị teo nhỏ dần, dẫn đến các dây thần kinh và mạch máu càng sát nhau hơn, khi đó mạch máu xung quanh dễ chèn ép gốc dây thần kinh sinh ba, đây chính là nguyên nhân của những cơn đau.
Phương pháp điều trị bệnh đau dây thần kinh sinh ba
Tất cả mọi căn bệnh đều đòi hỏi phải có thuốc điều trị, đối với căn bệnh đau dây thần kinh sinh ba cũng có khá nhiều loại, trong đó loại thuốc điều trị tương đối hiệu quả là carbamazepine.
Đặc biệt trong giai đoạn đầu, người bệnh mới sử dụng thuốc carbamazepine, cơn đau sẽ dứt ngay. Nhưng cùng với sự tiến triển của bệnh, độ nhạy của thuốc dần kém đi, và thuốc mất dần tác dụng.
Đến giai đoạn cuối, khi bệnh phát tác cần sử dụng một lượng lớn thuốc để giảm cơn đau, thậm chí là không có tác dụng. Khi thuốc không thể kiểm soát được tình trạng bệnh thì cần phải phẫu thuật để điều trị.
Qua khám nghiệm lâm sàng, biện pháp được lựa chọn chủ yếu là phẫu thuật giải áp vi mạch (microvascular decompression), đây được gọi là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn (Minimally Invasive Surgery - MIS).
Những năm gần đây, phương pháp phẫu thuật giải áp vi mạch được lựa chọn chính trong điều trị đau dây dây thần kinh sinh ba, hiệu quả giảm đau nhanh, tỷ lệ giảm đau cao, tỷ lệ tái lại thấp… Tuy nhiên, kỹ thuật đòi hỏi sự tinh tế của một chuyên khoa sâu.
*Theo Sohu/Nysey