Có một loại người như vậy, rõ ràng họ không có năng lực gì, nhưng lại luôn thích thể hiện bản thân. Hơn nữa còn có thể khiến người xung quanh ngưỡng mộ, lầm tưởng rằng họ là người có quyền lực. Người như vậy không ít, họ ngụy trang giỏi, khiến mọi người không nhận ra.
Vậy chúng ta nên làm thế nào để đánh giá một người thực sự có năng lực hay chỉ giả vờ? Thật ra, câu trả lời rất đơn giản. Hãy đánh giá họ từ những hành vi hàng ngày.
Tâm lý học hiện đại cho rằng, nhân cách của một người bước vào giai đoạn hình thành trước 3 tuổi. Và khoảng 6 tuổi, nhân cách cốt lõi về cơ bản đã được hoàn thiện. Trừ khi có những thay đổi lớn trong tương lai, nếu không sẽ không thay đổi. Bởi vậy, người ta thường nói "3 tuổi là trẻ, 7 tuổi là già".
Mọi người thường cho rằng tâm lý của một cá nhân ảnh hưởng đến hành vi. Nhưng ít người nhận ra hành vi cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của một người.
Theo quan điểm của tâm lý học hành vi, cấu trúc tâm lý của một người có xu hướng phù hợp với hành vi. Và hành vi cũng có ý nghĩa tích cực trong việc hình thành và thay đổi tính cách cá nhân. Do đó, để xác định một người có năng lực hay không, bạn chỉ cần đánh giá qua 2 thói quen sau.
1. Thói quen học hỏi.
Những người thành công về cơ bản rất thích học hỏi. Họ sẽ không bao giờ ngừng học tập và luôn cập nhật kiến thức trong thực tế.
Chẳng hạn như ông Xu Zhuoyun, một nhà sử học nổi tiếng ở Trung Quốc. Năm nay dù đã hơn 90 tuổi nhưng ông vẫn đọc sách hàng ngày, quan tâm đến tin tức và phân tích tình hình thế giới từ góc độ lịch sử.
Người xưa có câu: "Học như chèo thuyền ngược dòng, không tiến ắt lùi". Năng lực học tập cũng cần phải trau dồi thì mới không giảm sút .
Hay có một câu chuyện như sau: Một anh chàng nọ không hẳn xuất sắc nhưng được mọi người ngưỡng mộ.
Anh ấy là một chàng trai trẻ tuổi, sống tại Trung Quốc. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, anh chọn học chuyên ngành Kỹ sư xây dựng. Nhưng trong quá trình học, anh thấy không phù hợp nên bắt đầu tìm kiếm hướng đi mới.
Sau đó, anh phát hiện ra bản thân rất yêu thích Lịch sử nên đã tận dụng thời gian rảnh để tìm hiểu kiến thức. Đồng thời, anh quyết tâm thi vào khoa Lịch sử của một trường đại học. Những nỗ lực của anh ấy cuối cùng cũng được đền đáp.
Sau khi tốt nghiệp, anh tìm được một công việc bình thường, nhưng vẫn không ngừng học tập. Anh học thêm cả triết học cổ đại và y học Trung Quốc. Nhờ cố gắng nên sau này anh đã trở thành một bác sĩ Đông y nổi tiếng, được nhiều người nể trọng.
Bạn bè cùng trang lứa xung quanh căn bản không ai duy trì được thói quen học tập như anh. Đa số mọi người chọn thư giãn sau giờ làm việc, chơi game, ăn uống,.. Nếu công việc không bắt buộc thì họ không bao giờ học. Đặc biệt là trong thời đại công nghệ phát triển, sự tập trung và trí nhớ đều giảm sút đáng kể.
Động cơ học tập là gì? Khi không còn áp lực bên ngoài, chỉ có một lý do duy nhất để một người không cần học vẫn tiếp tục duy trì thói quen học tập, đó là sự tò mò về thế giới. Đây chính là yếu tố trực tiếp khơi dậy lòng ham học của con người.
Khi một người không ngừng học hỏi, họ sẽ tiến bộ nhanh chóng. Họ hiểu rằng nếu biết nhiều hơn về thế giới sẽ giúp họ làm chủ cuộc sống.
Tất nhiên, học không phải là học thuộc lòng mà phải biết vận dụng một cách linh hoạt vào cuộc sống. Có như vậy, việc học mới thực sự đem lại hiệu quả.
Bạn có thể bắt đầu với việc tiếp thu kiến thức đơn giản để phát triển thói quen hành vi của mình. Sau đó, hãy dần tăng khối lượng kiến thức để não bộ thích nghi. Đến lúc đó, việc học tập sẽ không phải là chuyện khó khăn nữa.
2. Tự suy ngẫm
Thích lắng nghe những điều tốt đẹp về mình là một trong những điểm yếu của bản chất con người. Các nhà tâm lý học chỉ ra, con người vốn có tính tự ái. Họ sợ phải đối diện với con người thật của mình.
Vì vậy, con người luôn thích nghe lời tốt, dù biết lời tốt là không tốt, nhưng họ không sẵn sàng thừa nhận vấn đề của mình. Tuy nhiên, những người dám thừa nhận khiếm khuyết bản thân sẽ rất phát triển trong tương lai.
Người bình thường không nhìn rõ khuyết điểm của mình. Nhưng những người có năng lực sẽ đặc biệt chú ý đến lời khuyên của người khác.
Lấy những bậc đế vương tài đức thời cổ đại làm ví dụ. Họ có thể trị quốc không phải vì tài giỏi hơn người, mà vì họ biết nghe lời khuyên của người khác và biết kiểm điểm hành vi của mình.
"Luận ngữ của Khổng Tử" có câu: "Mỗi ngày ba lần tự xét mình". Đây chỉ là một yếu tố nhỏ để thành công, chúng ta phải nhìn lại bản thân một cách toàn diện, nhận ra những thiếu sót của mình và nỗ lực sửa chữa.
Một người nếu không biết cảnh tỉnh sẽ vĩnh viễn dậm chân tại chỗ, có thể đã có địa vị và thực lực nhất định, nhưng chỉ giới hạn ở mức này, tiến lên một bước cũng không được.
Vì vậy, mọi người nên học cách nhìn lại bản thân, buông bỏ sĩ diện và cảm xúc, nhìn nhận những góp ý và phê bình của người khác một cách lý trí. Đồng thời, bạn cũng có thể tìm thấy một tấm gương xuất sắc để làm mục tiêu cố gắng cho mình.
Tỷ phú Warren Buffett từng nói muốn trở thành người tốt thì phải học hỏi từ người tốt. Họ không chỉ là hình mẫu lý tưởng mà còn mang đến năng lượng tích cực, trở thành động lực cho mỗi người.