Ngô Quốc Tinh, CEO của Taiwan Mask Corporation (Đài Loan, Trung Quốc) vừa qua đã qua đời vì bệnh ung thư ở tuổi 75. Được biết, ông vẫn luôn là người coi trọng sức khoẻ.
Đến tháng 4 năm 2023, ông cảm thấy không khoẻ và đến bệnh viện kiểm tra thì nhận chẩn đoán ung thư ống mật. Sau 1 tháng, dù đã tích cực điều trị nhưng ông Ngô Quốc Tinh dã chủ động điều trị tích cực nhưng cuối cùng vẫn không qua khỏi sau hơn 1 tháng.
Theo Tổ chức Học thuật về Phòng ngừa và Điều trị Bệnh Gan Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, trong số tất cả các bệnh ung thư, ung thư ống mật còn tương đối xa lạ với nhiều người dù đây là một căn bệnh nguy hiểm. Mặc dù đây là bệnh ung thư hiếm gặp nhưng có tỷ lệ tử vong rất cao. Tỷ lệ sống sống sau 5 năm của bệnh nhân chỉ là 20%.
Các triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân ung thư ống mật
Ống mật là một cấu trúc hình ống nằm giữa gan và tá tràng. Mật do gan sản xuất phải được vận chuyển đến tá tràng qua ống mật để giúp tiêu hóa và phân hủy chất béo.
Cao Vĩ Dục, bác sĩ điều trị tại Khoa Tiêu hóa và Gan mật của Bệnh viện Đại học Y Đài Bắc (Trung Quốc) cho biết, ung thư ống mật có nghĩa là các khối u phát triển trên ống mật. Nó được chia thành ba loại, bao gồm túi mật, đường ống mật trong gan và đường ống mật ngoài gan.
Bởi ống mật có bao gồm ống mật trái và phải. Ngay cả khi ống mật trái bị tắc, ống mật phải vẫn có thể hoạt động bình thường và thường không gây ra triệu chứng vàng da. Chính vì vậy, hầu hết các triệu chứng ban đầu của ung thư ống mật đều không rõ ràng.
Nhan Húc Hanh, bác sĩ điều trị khoa tiêu hóa và gan mật của Bệnh viện Cơ đốc giáo Chương Hóa (Đài Loan, Trung Quốc) giải thích rằng, khi bệnh nhân ung thư ống mật cảm thấy khó chịu, 90% sẽ gặp các triệu chứng như đau bụng trên, chán ăn và sụt cân nhanh chóng. Nếu chúng kết hợp với sỏi mật, sẽ có cảm giác đau dữ dội ở bụng.
Nguyên nhân chính gây ung thư ống mật
Cao Vĩ Dục cho biết hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng nguyên nhân chính gây ra ung thư ống mật là do nhiễm virus hoặc sỏi mật viêm nhiều lần dẫn đến ung thư.
Một số bệnh sỏi mật có liên quan đến thói quen ăn uống. Ví dụ như những người thường xuyên ăn thực phẩm nhiều chất béo, calo, hút thuốc hoặc uống rượu thường xuyên; người mắc các vấn đề về sức khoẻ như cao huyết áp, mỡ máu, đường huyết cao,... hay hội chứng chuyển hóa đều là nhóm có nguy cơ mắc sỏi mật.
Tuy nhiên, theo thống kê, mặc dù 90% bệnh nhân ung thư ống mật đều có sỏi đường mật nhưng chỉ có 5% người bị sỏi mật sẽ phát triển thành ung thư túi mật hoặc ung thư ống mật.
Bằng cách duy trì một lịch trình sinh hoạt lành mạnh, thói quen ăn uống và tập thể dục tốt cũng như kiểm tra sức khỏe thường xuyên, bạn có thể ngăn ngừa các vấn đề về đường mật.
Nguồn: edh.tw