Đường còn được gọi là carbohydrate, là một trong “ba chất dinh dưỡng chính” cần thiết cho cơ thể con người. Sau khi vào cơ thể, carbohydrate được phân hủy thành glucose, glucose đi vào máu gọi là đường huyết , cung cấp năng lượng cho các tế bào và duy trì các hoạt động bình thường của cơ thể.
Trong ngày, lượng đường trong máu của cơ thể sẽ dao động khi no và đói, nhưng sẽ không quá cao hay quá thấp. Đường huyết tăng cao quá mức rất nguy hiểm, nó có thể gây bệnh tiểu đường, gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, suy thận, hại thần kinh...
Người có đường huyết cao khi ăn nên nhớ "3 giảm, 2 tăng, 1 chậm"
3 giảm bao gồm
1. Giảm ăn đồ nếp
Các món đồ nếp như xôi, bánh... tuy có hương vị không quá ngọt nhưng chỉ số đường huyết rất cao. Nếu bữa nào cũng ăn đồ nếp, lượng đường huyết tăng cao đột ngột khiến insulin không kịp xử lý, sẽ gây ra bệnh tiểu đường.
2. Giảm ăn cơm và cháo
Cơ thể con người cần một lượng năng lượng nhất định từ cơm và cháo nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta nên ăn thật nhiều. Cơm và cháo có chứa nhiều tinh bột, tinh bột bị phân hủy thành đường glucose, dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn trong cơ thể và làm tăng đường huyết. Bên cạnh đó nhiều người còn có thói quen cho đường vào cháo trắng để ăn, khiến cho lượng đường trong món này càng tăng. Ăn cháo thường xuyên có thể khiến lượng đường trong máu không ổn định, cũng là một trong những thủ phạm của bệnh tiểu đường.
3. Ăn ít hoặc không ăn đồ ngọt
Hầu hết các loại đồ ngọt đều chứa hàm lượng monosaccharid hoặc disaccharid cao, những chất này sau khi vào cơ thể người không cần phân hủy mà có thể chuyển hóa trực tiếp thành glucose và đi vào máu nên rất dễ khiến lượng đường trong máu tăng hoặc giảm đột ngột.
2 tăng gồm
Tăng cường ăn rau tươi và ngũ cốc nguyên hạt
Để ổn định đường huyết, bạn nên tăng cường tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt như khoai lang, đậu, củ sen và các loại rau tươi. Những thực phẩm này chứa nhiều chất xơ hơn, có thể làm tăng cảm giác no mà không lo quá nhiều năng lượng.
Ngoài ra, sau khi thức ăn có chất xơ thô đi vào cơ thể sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa trước khi carbohydrate được hấp thụ, vì vậy nó có thể trì hoãn sự gia tăng lượng đường trong máu. Nó cũng có thể giải độc, cải thiện đường ruột và kiểm soát cân nặng.
1 chậm gồm: Nhai thật chậm
Việc nhai chậm sẽ khiến thực phẩm nát hơn và giảm áp lực lên dạ dày. Hơn nữa, việc nhai chậm còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì - điều này đã được kết luận trong một cuộc khảo sát hơn 1.000 người bởi Takayuki Yamaji và những người khác tại Đại học Hiroshima.
Bởi nước bọt có tác dụng khử đường, hơn nữa việc nạp quá nhanh một lượng thực phẩm sẽ làm biến đổi nồng độ glucose trong máu đột ngột. Lâu ngày dẫn đến phản ứng đề kháng insulin, cuối cùng gây ra tiểu đường.
Đo đường huyết bằng ngón tay nào là chính xác nhất?
Một số người mắc bệnh tiểu đường không biết nên chọn ngón tay nào khi đo đường huyết tại nhà, đa số trường hợp đều chọn bừa một ngón để đo, cho rằng dù đo ngón nào thì lượng đường huyết đo được cũng như nhau.
Thực tế là nếu muốn đo đường huyết chính xác hơn, bạn nên đo ở ngón áp út (ngón tay đeo nhẫn). Có tổng cộng hai mao mạch trên ngón tay của chúng ta, ngón đeo nhẫn chiếm một mao mạch và 4 ngón còn lại có chung một mao mạch. Qua đó có thể thấy rằng lưu lượng máu và nguồn cung cấp máu của ngón đeo nhẫn là đầy đủ nhất. Trước khi lấy đường huyết cần chú ý giữ cho các ngón tay được sạch sẽ, khô ráo, nên đo vào buổi sáng khi chưa ăn gì để có được kết quả đúng nhất.
Đậu Đậu