Người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn và không nên ăn gì?

PV |

Tiểu đường không phải căn bệnh lây nhiễm nhưng mức độ nguy hiểm thì không hề thua kém. Hiện nay, nước ta có khoảng 4,79 triệu người đang phải sống chung với căn bệnh mạn tính này, và phần lớn trong số đó đều thuộc nhóm tiểu đường tuýp 2.

Bị tiểu đường đeo đuổi, người bệnh buộc phải kiêng khem nhiều thứ. Đó chính là nỗi ám ảnh với những ai có “đam mê ăn uống mãnh liệt”. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ, ta vẫn có thể đa dạng bữa ăn để vừa thỏa mãn sở thích vừa kìm hãm sự tiến triển của bệnh.

Người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn và không nên ăn gì? - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Tiểu đường tuýp 2 là gì?

Tiểu đường tuýp 2 được hiểu đơn giản là cơ thể của bạn không thể tạo ra và tận dụng được insulin.

Trong đó, insulin là một hoocmon giúp cho đường trong cơ thể chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho tế bào và các hoạt động của cơ thể. Nếu không có insulin, đường sẽ tích tụ nhiều trong máu và dẫn đến bệnh tiểu đường. Lâu dần, lượng đường này sẽ gây biến chứng đến tim, mắt, thận, thần kinh, nướu và răng của bạn.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường tuýp 2

Như đã nói, tiểu đường không gây ra nguy hiểm ngay lập tức, nhưng để lâu sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

Biến chứng tim mạch

Đây được xem là nguyên nhân nguy hiểm hàng đầu với người bệnh tiểu đường. Nó có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Các tác động do huyết áp cao, cholesterol cao càng khiến các biến chứng này nguy hiểm hơn.

Biến chứng thận

Bị tiểu đường khiến các mạch máu nhỏ ở thận cũng bị tổn thương. Lúc này thận hoạt động kém đi dẫn tới suy thận.

Biến chứng thần kinh ngoại vi

Tiểu đường khiến thần kinh khắp cơ thể đều bị ảnh hưởng, nó dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, sức khỏe sinh lý và hoạt động ở các chi (cụ thể là bàn chân). Nó gây ra đau, ngứa và mất cảm giác, thậm chí là nhiễm trùng nặng buộc phải cắt bỏ chân.

Biến chứng về mắt

Đường trong máu cao khiến thị lực giảm sút, võng mạc bị tổn thương có thể dẫn tới mù lòa.

Biến chứng trong thời kỳ mang thai

Bị tiểu đường khi đang mang thai khiến thai nhi bị quá cân, dễ gây tai biến khi sinh nở. Điều này nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé. Và đứa trẻ sinh ra có nguy cơ bị tiểu đường cao trong tương lai.

Người tiểu đường tuýp 2 nên ăn và không nên ăn gì?

Tiểu đường không phải căn bệnh “nan y”, tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có bất cứ loại thuốc nào có thể điều trị hoàn toàn căn bệnh này. Nhưng không phải vì thế mà người bệnh tiểu đường hết hy vọng bởi ta vẫn có thể khống chế căn bệnh này bằng một chế độ ăn uống, rèn luyện và nghỉ ngơi hợp lý. Dưới đây là 1 vài lưu ý về các nhóm thực phẩm trong thực đơn của người bệnh tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn và không nên ăn gì? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Chất đạm

Theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ, thực phẩm giàu đạm giúp bạn luôn tràn đầy sức sống và mà không lo tăng cân:

- Nên ăn: Cá béo (như cá hồi, cá trích…), Cá ngừ ngâm đóng hộp, Gà tây, gà ta không da, Các loại đậu và cây họ đậu, Sữa chua tách béo không đường, Hạt tươi không muối như hạnh nhân, óc chó, Trứng, Đậu phụ,...

- Không nên ăn: Thịt nguội, Xúc xích Ý, Giăm bông, Bò nướng, Gà tây, Lạp xưởng, Thịt bò khô, Thịt heo xông khói, Nước ngọt có ga, gia vị tẩm ướp quá ngột hoặc quá cay.

Ngũ cốc

Ngũ cốc bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Nhờ vậy, cơ thể người bệnh tiểu đường duy trì ở trạng thái cân bằng. Nhưng người bệnh vẫn cần ghi nhớ và lựa chọn các sản phẩm ngũ cốc phù hợp:

- Nên ăn: Gạo hữu cơ, gạo lứt, hạt diêm mạch, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, mỳ hoặc nui từ ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch,...

- Không nên ăn: Bánh mì, bánh ngọt, ngũ cốc ăn sáng có đường, gạo, các loại mỳ hoặc nui thông thường...

Sản phẩm từ sữa

Các sản phẩm từ sức thông thường có nhiều tác động xấu đến sức khỏe người bệnh, thậm chí khiến bệnh trầm trọng hơn. Tuy nhiên, nó vẫn cung cấp một lượng dinh dưỡng nhất định và cần thiết cho cơ thể. Chỉ cần người bệnh chú ý:

- Nên ăn: Sữa tách béo, sữa chua tách béo không đường, Phô mai tách béo dạng đặc ít muối, Phô mai tách béo 1 phần, Sữa chua uống lên men tách béo, không đường,...

- Không nên ăn: Sữa nguyên béo hoặc tách béo 2% (kể cả sô cô la trắng và các loại bánh kẹo từ sữa), phô mai nguyên béo, Sữa chua uống nguyên béo có đường, yaourt nguyên béo,...

Các loại rau củ

Rau củ luôn là ưu tiên số 1 cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, không phải loại rau củ nào cũng tốt. Để bệnh tiểu đường không tiến triển xấu đi, người bệnh cần lựa chọn rau củ phù hợp với tình trạng cơ thể:

- Nên ăn: Cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh (súp lơ xanh), bông cải trắng, dưa leo, măng tây, củ sắn (củ đậu), cải Brussel (bắp cải tí hon), hành, tiêu, tâm hoa atiso,...

- Không nên ăn: Bắp (ngô), khoai tây, khoai lang, khoai mỡ, đậu Hà Lan, củ cải đường…

Người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn và không nên ăn gì? - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ

Các loại trái cây

Trái cây cũng là 1 lựa chọn tốt cho bệnh tiểu đường tuýp 2. Nó cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ và thay cho các món ngọt không tốt cho sức khỏe.Tuy nhiên không phải vì thế mà ở dạng nào trái cây cũng tốt. Dưới đây là vài gợi ý:

- Nên ăn: Việt quất, dâu tây, mâm xôi, táo, đào, mơ, lê để nguyên vỏ, cherry, cam, kiwi, chuối, nho, các loại dưa

- Không nên ăn: Trái cây sấy, trái cây đóng gói, nước trái cây lọc, trái cây tẩm đường,...

Chất béo

Chất béo sẽ không còn là kẻ thù của bệnh tiểu đường nếu bạn biết cách chọn lọc:

- Nên ăn: Quả bơ, ô liu, các loại quả hạch ( hạnh nhân, hồ đào, óc chó, hạt dẻ cười), đậu nành lông Nhật Bản, đậu phụ, dầu thực vật (dầu nành, dầu bắp, dầu ô liu và dầu hướng dương), các loại hạt (hạt chia, hạt lanh), các loại cá như: cá ngừ, cá hồi

- Không nên ăn: Thức ăn nhanh, các loại thịt (bò, bê, cừu, heo), sản phẩm từ sữa nguyên béo, dầu dừa, dầu cọ, bánh snack, món ngọt (donut, bánh kem, bánh quy và muffin),...

Những gợi ý trên hẳn sẽ giúp ích rất nhiều cho những ai đã và đang bị tiểu đường nói chung và bệnh tiểu đường tuýp 2 nói riêng. Chỉ cần biết lựa chọn, người tiểu đường “dư khả năng” có được những bữa ăn đa dạng và quên đi những ám ảnh về bệnh tật.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại