Hiểu Hiểu (35 tuổi, bác sĩ làm việc tại Trung Quốc) là một tiến sĩ. Sau khi ra trường, cô làm việc tại một công ty nghiên cứu khoa học. Thu nhập ổn nhưng có điều, Hiểu Hiểu thường xuyên phải thức khuya, làm thêm giờ, có khi bận rộn liên tục một tuần liền. Trong lần khám sức khỏe định kỳ của công ty, Hiểu Hiểu phát hiện mình bị ung thư gan.
May mắn là bệnh được phát hiện tương đối sớm, bác sĩ dặn cô chú ý nghỉ ngơi điều độ nếu không bệnh tình sẽ ngày càng nặng hơn. Nghe bác sĩ nói vậy, Hiểu Hiểu đã xin chuyển sang một vị trí công việc nhẹ nhàng hơn.
Mỗi ngày, cô đều tan sở đúng giờ, công việc cũng không còn vất vả như trước, đồng thời duy trì thói quen đi ngủ sớm trước 22 giờ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Hiểu Hiểu thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy. Cô đã uống thuốc vài ngày nhưng không đỡ.
Sau đó, bệnh tình ảnh hưởng đến công việc, cô bất đắc dĩ phải đến bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ phát hiện gan của cô có một khối u 2cm. Ung thư gan đã chuyển sang giai đoạn cuối, tế bào ung thư đã di căn.
Mặc dù Hiểu Hiểu tích cực hợp tác điều trị nhưng do tế bào ung thư di căn quá nhanh nên sau 3 lần hóa trị, cô đã qua đời.
Kiên trì ngủ sớm 5 năm, nữ tiến sĩ vẫn bị ung thư gan giai đoạn cuối, bác sĩ nói thói quen của cô không khác gì "tự sát"
Qua tìm hiểu của bác sĩ, nơi làm việc của Hiểu Hiểu cách chỗ ở rất xa. Vì muốn tiết kiệm thời gian nên mỗi buổi sáng, cô đều chuẩn bị sẵn nguyên liệu nấu ăn vào buổi tối, trong đó có cả mộc nhĩ. Cô thường ngâm mộc nhĩ kéo dài đến tối, trước khi nấu nướng.
Hiểu Hiểu không biết thời gian ngâm mộc nhĩ không nên quá 2 tiếng. Ngâm lâu trong nước sẽ khiến mộc nhĩ sinh ra nhiều vi sinh vật, những chất này khi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng gan.
Điều này làm tăng gánh nặng cho gan, bất lợi cho quá trình giải độc của gan, lâu ngày sẽ dẫn đến suy giảm chức năng gan, gây ra một loạt bệnh lý về gan. Nghiêm trọng hơn, nó có thể dẫn đến ung thư gan.
Theo PGS.TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm), mộc nhĩ chỉ nên ngâm trong thời gian ngắn. Nếu ngâm mộc nhĩ trong nhiều ngày dễ gây biến chất, sinh ra aflatoxin. Đây là một loại độc tố nấm mốc gây ung thư gan và làm tổn thương mô gan.
Tại sao ung thư gan thường được phát hiện muộn?
Bác sĩ cho biết, hơn 80% bệnh nhân ung thư gan có tình trạng giống như Hiểu Hiểu. Gan bị tổn thương nhưng cơ thể không có dấu hiệu đặc biệt cảnh báo. Đến khi phát hiện thì đã ung thư gan giai đoạn giữa hoặc cuối.
Gan còn được ví là cơ quan "câm lặng". Các dây thần kinh cảm giác đau không rõ ràng, khi tế bào gan bị tổn thương sẽ không có cảm giác đau.
Mặt khác, gan có chức năng bù trừ rất mạnh. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy, ngay cả khi 2/3 gan bị tổn thương, nó vẫn có thể hoạt động bình thường. Vì vậy, các triệu chứng bệnh thường không rõ ràng.
Đó là lý do bệnh nhân mắc bệnh gan cần đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Như vậy mới có thể nắm bắt được tình trạng sức khỏe của bản thân. Khi khám sức khỏe, cần chú ý đến các chỉ số men gan, alpha-fetoprotein và bilirubin.
Theo Webmd, thông thường, giá trị men gan chuẩn nằm trong khoảng 0 - 40. Khi gan bị tổn thương do các nguyên nhân khác nhau, men gan trong gan sẽ được giải phóng vào máu, lâu ngày lượng men gan trong máu sẽ tăng cao.
Bilirubin được chia thành tổng bilirubin, bilirubin trực tiếp và bilirubin gián tiếp, phạm vi giá trị chuẩn bình thường là 1,7 - 17,1. Khi chức năng gan bị tổn thương, lượng bilirubin sẽ tăng cao.
Cuối cùng là alpha-fetoprotein. Alpha-fetoprotein chủ yếu tồn tại trong tế bào gan, là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để phát hiện ung thư gan nguyên phát, là một loại dấu ấn khối u. Phạm vi bình thường của nó là 0 - 25. Nếu nó vượt quá 400 trong một thời gian dài, cần phải cảnh giác với ung thư gan nguyên phát.
Làm thế nào để bảo vệ gan trong cuộc sống?
1. Bổ sung nước
2. Kiên trì vận động
Bệnh nhân gan nên tập thể dục với lượng vận động vừa phải, điều này có thể kích hoạt hoạt động của tế bào gan, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, kích hoạt khả năng chống lại vi rút của gan. Từ đó có thể thúc đẩy tuần hoàn máu và giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Lượng vận động nên được xác định dựa trên tình trạng sức khỏe của người bệnh, nên kiên trì tập thể dục nhịp điệu như chạy bộ chậm, yoga, bơi lội... Mỗi ngày nên tập thể dục không dưới 30 phút, mỗi tuần kiên trì 3 - 4 lần, sẽ có lợi cho sức khỏe của gan.
3. Chế độ ăn uống lành mạnh
Bệnh nhân gan nên chú ý kiêng khem trong ăn uống, hạn chế ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, nên ăn nhạt. Điều này tránh được tình trạng tích tụ các chất béo trong cơ thể, giảm tỷ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.