Thuật ngữ "Ngũ đại dã thú châu Phi" (Big Five) được hiểu là 5 loài động vật lớn ở châu Phi. Trong Sách Đỏ IUCN, đây là 5 loài động vật này đều dễ bị tổn thương hoặc đe dọa tuyệt chủng trên thế giới, trong đó, tê giác là loài bị đe dọa lớn nhất.
Vào thế kỷ 19, "Ngũ đại dã thú châu Phi" là thuật ngữ mà các tay săn trộm đặt cho để chỉ những loài động vật nguy hiểm nhất, khó săn nhất trên vùng thảo nguyên rộng lớn.
National Geographic đã liệt kê chúng trong danh sách dưới đây:
Ảnh: National Geographic
Báo hoa mai là loài động vật nhỏ nhất trong số "Ngũ đại Phi châu". Các nhà tự nhiên học gọi chúng là "Những tay Ninja huyền thoại của giới hoang dã" vì khả năng rình mồi siêu đẳng của loài mèo lớn này.
Nhờ khả năng rình mò huyền thoại và có thể "chén" bất cứ loài động vật nào bất kể kích cỡ (từ bọ hung đến linh dương), báo hoa được xem là loài động vật có khả năng sinh tồn cao nhất trong họ mèo lớn.
Báo hoa, còn gọi là báo hoa mai, thường săn mồi một mình. Con mồi yêu thích của chúng là ngựa vằn, linh dương. Sau khi chiếm được "chiến lợi phẩm", chúng sẽ leo lên cây và thưởng thức bữa ăn thịnh soạn một mình.
Ảnh: Internet
Sư tử là một trong những đại miêu trong họ Mèo. Trong văn hóa phương Tây, sư tử được mệnh danh là Chúa tể sơn lâm (King of Beats) hay Vua sư tử (Lion King).
Khác với các loài khác trong họ Mèo, sư tử có tập tính xã hội cao (sống theo bầy đàn). Trong thế giới của chúng tồn tại chế độ mẫu hệ, nghĩa là con sư tử cái kiểm soát lãnh thổ của cả đàn.
Thiên địch của sư tử châu Phi chính là loài linh cẩu đốm. Thông thường, linh cẩu đốm không dám tấn công trực tiếp sư tử, loài động vật được xem là "những gã găng-tơ của đồng cỏ châu Phi" này thường cướp mồi của sư tử hoặc kiên nhẫn chờ sư tử sơ hở để chiếm phần ăn ít ỏi còn lại của Chúa tể sơn lâm.
Được mệnh danh là "Cái chết Đen" của thảo nguyên châu Phi, trâu rừng châu Phi dù là loài động vật ăn cỏ nhưng nhờ bản tính hung dữ vốn có cộng với sức mạnh cơ bắp, cân nặng cùng tập tính sống theo bầy đàn cực cao, chúng có thể là "cơn ác mộng" của những loài ăn thịt như sư tử.
Vì sống theo bầy đàn lên đến hàng nghìn con, trong đó các con đực khỏe mạnh sẽ vây xung quanh đàn như một tấm khiên để bảo vệ con non trong các hành trình di trú, các loài săn mồi khác khó lòng "chọc thủng" lớp khiên này. Chỉ những con non sức yếu, bị lạc khỏi bầy mới trở thành miếng mồi của sư tử.
Ảnh: Shutterstock
Chúng là loài động vật lớn nhất trong "Ngũ đại dã thú châu Phi", nặng tới 7 tấn. Voi đồng cỏ châu Phi được xem là những tay có khả năng thay đổi cảnh quan hoang dã: Chúng có thể kéo đổ cây cối để địa hình bằng phẳng hơn, có khả năng phân tán hạt giống (bằng cách ăn hoa quả ở vùng đất này rồi thải ra ở vùng đất khác trong quá trình di trú) cũng như tạo nên các tính năng đa dạng sinh học khác.
Với vóc dáng cao lớn cùng cân nặng khổng lồ của mình, voi châu Phi gần như không có đối thủ trên vùng thảo nguyên rộng lớn. Tuy nhiên, cũng giống như các con trâu rừng con, voi con châu Phi nếu đi lạc vào lãnh địa sư tử, chúng cũng có thể mất mạng.
Loài voi vốn được các nhà khoa học đánh giá là có trí tuệ xếp vào hàng đầu trong giới động vật. Con voi đầu đàn thường chỉ huy đội bằng khả năng ghi nhớ cực tốt của mình. Loài động này "giao tiếp" bằng sóng hạ âm.
Tê giác đen tại Kenya. Ảnh: FRANS LANTING, NAT GEO IMAGE COLLECTION
Có hai loài là tê giác đen và tê giác trắng; và 5 phân loài giữa chúng (còn lại) ở châu Phi, bao gồm tê giác trắng phía Bắc, tê giác trắng phía Nam, tê giác đen phía Đông, tê giác đen trung tâm phía Nam và tê giác đen phía Tây Nam.
Tất cả đều rất lớn, với trọng lượng của con lớn nhất lên đến 2,2 tấn cùng chiếc sừng chắc chắn, dài đến 1,5 mét.
Chiếc sừng quý giá của chúng là mục tiêu bị săn trộm, do đó, loài tê giác đen phía Tây đã bị tuyên bố tuyệt chủng năm 2011. Con tê giác trắng đực phía Bắc cuối cùng đã chết vào năm 2018, chỉ còn hai con cái còn lại, khiến cho loài này cũng trên bờ tuyệt chủng.
Khoảng 20.000 con tê giác trắng phía Nam vẫn còn sống, chủ yếu ở miền nam châu Phi. Các nhà tự nhiên học đang thực hiện những nỗ lực bảo tồn giúp tăng dân số của loài tê giác đen nhỏ hơn, đang bị đe dọa nghiêm trọng, chủ yếu ở Đông và Nam Phi.
Một trong những đặc điểm thú vị nhất của loài tê giác khả năng dập tắt lửa kiệt xuất của chúng. Theo nhận định của giới khoa học, cứ khi nào phát hiện ra mùi lửa, chúng sẽ lao tới và dùng chân để dập ngọn lửa tắt lịm rồi mới chịu rời đi.
Bài viết sử dụng nguồn: National Geographic
* Đọc bài cùng tác giả Trang Ly tại đây.