Bám sát chế độ ăn toàn thực vật hoặc chế độ ăn kiêng bao gồm nhiều thực phẩm thực vật hơn thực phẩm động vật có thể khiến nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 16% và nguy cơ tử vong sớm thấp hơn tới 25%, theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ trong tuần này.
Ảnh: Internet.
Nghiên cứu mới bổ sung thêm, số đông những người tham gia nghiên cứu nhận thấy rằng tiêu thụ những thực phẩm từ thực vật làm cho sức khỏe tim mạch tốt hơn và nguy cơ tử vong thấp hơn, Casey Rebholz, giáo sư trợ lý tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg ở Baltimore, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Giáo sư Casey Rebholz, giáo sư trợ lý tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg ở Baltimore. Ảnh: Researchgate.net
"Chế độ ăn uống bao gồm hầu hết những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật sẽ khiến lượng thực phẩm từ thực vật đưa vào nhiều hơn và lượng thực phẩm từ động vật đưa vào thấp hơn.
Thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc, các loại hạt và các loại đậu", Rebholz nói.
"Thực phẩm động vật bao gồm thịt, trứng, sữa, và cá hoặc hải sản", bà nói. "Trong nghiên cứu này, chúng tôi không định nghĩa chế độ ăn dựa trên thực vật trên cơ sở loại trừ hoàn toàn thực phẩm động vật khỏi chế độ ăn... mà là xếp hạng chúng theo tần suất ăn tương đối những thực phẩm này."
Nghiên cứu liên quan đến dữ liệu của 12.168 người trung niên ở Hoa Kỳ, bắt đầu từ nghiên cứu về nguy cơ xơ vữa động mạch của Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia tại Cộng đồng.
Những người trưởng thành, được theo dõi từ năm 1987 đến năm 2016, không bị bệnh tim mạch ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét kỹ lưỡng chế độ ăn uống thông thường của mỗi người trưởng thành và sức khỏe tim của họ sau này trong cuộc sống, bao gồm cả việc họ được chẩn đoán bị đột quỵ, suy tim hay các triệu chứng khác liên quan đến bệnh tim mạch.
Sau khi phân tích dữ liệu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người trưởng thành tuân thủ chế độ ăn với thực phẩm chủ yếu là thực vật. Chỉ riêng những người tuân thủ thấp nhất, nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 16%; giảm khoảng 32% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch; và giảm 18% đến 25% nguy cơ tử vong sớm do mọi nguyên nhân.
Nghiên cứu có một số hạn chế, dữ liệu về chế độ ăn kiêng phụ thuộc vào những người tự báo cáo thói quen ăn uống của họ, điều này có nguy cơ gây ra lỗi đo lường.
Cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định xem có những kết quả ngược lại hay không và để xác định cách sử dụng thực phẩm hiện đại có thể ảnh hưởng đến kết quả như thế nào, vì dữ liệu đã được nghiên cứu từ nhiều năm trước.
Các bệnh tim mạch, rối loạn tim và mạch máu như bệnh tim, là nguyên nhân gây tử vong số 1 trên toàn cầu, theo Tổ chức Y tế Thế giới.
"Những phát hiện của nghiên cứu mới rất quan trọng", Tiến sĩ Michelle McMacken, giám đốc chương trình lối sống y học dựa trên thực vật tại Trung tâm sức khỏe và bệnh viện NYC tại Bellevue, giáo sư trợ lý y khoa tại Trường Y NYU ở New York, người không bao gồm trong nghiên cứu nói.
Tiến sĩ Michelle McMacken, giám đốc chương trình lối sống y học dựa trên thực vật tại Trung tâm sức khỏe và bệnh viện NYC tại Bellevue. Ảnh: Twitter.
"Họ đề nghị mạnh mẽ rằng trong người dân Hoa Kỳ nói chung không nhất thiết phải ăn chay, tỷ lệ thực phẩm thực vật trong chế độ ăn càng cao, nguy cơ biến cố tim mạch và tử vong do mọi nguyên nhân càng giảm", McMacken nói thêm. Chế độ ăn dựa vào các thực phẩm thực vật có thể thúc đẩy sức khỏe của tim bằng nhiều cơ chế.
"Đầu tiên, chúng có nhiều chất dinh dưỡng có lợi như chất xơ, chất béo thực vật, kali và chất chống oxy hóa và ít các chất có khả năng gây hại như sắt từ động vật, chất béo động vật và chất bảo quản nitrite", bà nói.
"Thứ hai, chế độ ăn uống từ thực vật cũng liên quan đến trọng lượng cơ thể khỏe mạnh hơn, giảm viêm, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, huyết áp và chức năng của mạch máu tốt hơn và các chất chuyển hóa vi khuẩn có lợi trong ruột", bà nói. "Tất cả các yếu tố này làm giảm nguy cơ tim mạch."
Theo CNN.