Tiến sĩ Walter J. Koroshetz, giám đốc của Viện Rối loạn Thần kinh học và Đột quỵ quốc gia Hoa Kỳ (the National Institute of Neurological Disorders and Stroke), cho biết: "Những phát hiện quan trọng này sẽ có vai trò giúp cứu người bệnh khỏi nguy cơ bị tàn tật suốt đời hay tử vong. Tôi thực sự không nói quá lên đâu!."
Những phát hiện mới này cho rằng, thật ra các bác sĩ có nhiều thời gian hơn để có thể dùng một thủ thuật giúp loại bỏ cục máu đông nhằm cứu những nạn nhân bị đột quỵ.
Các tiêu chuẩn truyền thống trước đây đã đặt ra giới hạn là sáu giờ sau khi các triệu chứng đột quỵ bắt đầu, và cho rằng sau đó sẽ là quá muộn để được điều trị.
Nghiên cứu mới cho thấy rằng thời gian có thể được trì hoãn đến 16 giờ. Tuy nhiên, những phát hiện này không áp dụng cho tất cả nạn nhân đột quỵ.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một hình ảnh chụp não đặc biệt để xác định những bệnh nhân vẫn còn mô não sống, những người bệnh này vẫn có thể được cứu sống nếu được cung cấp máu cho não được hồi phục.
Chỉ có khoảng một nửa số bệnh nhân đột quỵ được sàng lọc để điều trị, các bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị cơ học để kéo cục máu đông ra khỏi mạch máu.
Các kết quả đã được công bố vào ngày thứ tư 18/1/2018 trong Tạp chí Y học New England (The New England Journal of Medicine).
Nghiên cứu do Viện Y tế Quốc gia (the National Institutes of Health) tài trợ, và do các nhà nghiên cứu từ Đại học Stanford thực hiện.
Nhóm nghiên cứu Stanford cho biết, dự kiến nghiên cứu này sẽ là cơ sở hướng dẫn Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ thay đổi phác đồ mới trong điều trị đột quỵ, theo hướng kéo dài thời gian để loại bỏ huyết khối.
90 ngày sau điều trị, 45% bệnh nhân được lấy bỏ huyết khối hồi phục về mặt chức năng, trái với 17% những người không được thực hiện thủ thuật.
Tỷ lệ tử vong là 14% trong nhóm được lấy bỏ huyết khối, và 26% ở những người không được lấy huyết khối.
Hiếm khi đột quỵ xuất hiện trong suốt giấc ngủ, và một số bệnh nhân bỏ lỡ điều trị vì không rõ thời điểm đột quỵ xảy ra.
Thực tế lâm sàng các bác sĩ đều chấp nhận rằng thời điểm bắt được tính từ khi người bệnh biết mình bị đột quỵ, và nếu họ đã ngủ hầu hết ban đêm thì sẽ bỏ lỡ khoảng thời gian điều trị cũ là 6 giờ nếu theo những phác đồ truyền thống. Các phác đồ mới có thể cho phép những bệnh nhân này được điều trị.
Khoảng 750.000 người một năm bị đột quỵ tại Hoa Kỳ, và 85% trong số đó là do cục máu đông tắc nghẽn mạch máu não.
Các triệu chứng bao gồm nói khó, yếu liệt chi và liệt mặt. Các chuyên gia kêu gọi bệnh nhân hoặc gia đình họ gọi ngay cấp cứu để được điều trị càng sớm càng tốt.
*Theo nytimes.com
Xem thêm:
Cách nhận biết người bị đột quỵ