Vụ bắn hạ Su-27, mặc dù không phải lần đầu tiên được Nga thực hiện trên bầu trời Ukraine, nhưng đặc biệt đáng chú ý do được thực hiện ở cự li 217km - bắn hạ máy bay chiến đấu ở khoảng cách xa nhất từng được ghi nhận.
Nếu Su-57 thực sự đã phóng tên lửa tiêu diệt máy bay Ukraine, sự kiện này sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng và đưa Su-57 trở thành chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đầu tiên trên thế giới tiêu diệt máy bay chiến đấu đối phương trong thực chiến.
Giả thuyết này mâu thuẫn với các báo cáo trước đó rằng chính hệ thống phòng không S-300V4 của Nga (sử dụng tên lửa đất - đối - không 40N6 hoặc có thể là 48N6DM) đã bắn hạ hai chiếc máy bay của Ukraine.
Máy bay Su-57 của Nga phóng tên lửa hành trình Kh-59MK2 trong chiến đấu. Ảnh: Military Watch.
Su-57 đã tham gia các hoạt động trên lãnh thổ Ukraine từ tháng 3, được xác nhận là đang thực hiện các nhiệm vụ tấn công và chế áp hệ thống phòng không Ukraine.
Việc triển khai máy bay Su-57 để không chiến, nếu được xác nhận, sẽ phản ánh mức độ tin cậy cao hơn nhiều đối với lớp máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ là F-35, vốn bị hạn chế hơn nhiều về khả năng đóng góp vào các hoạt động hàng không phức tạp.
Mặc dù vũ khí không - đối - không chính của Su-57, tên lửa R-77M, chỉ có tầm bắn 200km, nhưng tên lửa R-37M trên máy bay lại có thể tấn công mục tiêu cách xa tới 400km. Đây là tên lửa được cho là được sử dụng để đánh chặn máy bay Ukraine. Một video clip do người dân quay dường như cho thấy R-37M bay trên một thành phố Ukraine.
Tên lửa không đối không R-37M của Nga. Ảnh: Military Watch.