Ngày nào cũng ăn lạc có tốt cho sức khoẻ?

Thanh Thanh (Tổng hợp)/VTC News |

Lạc là thực phẩm quen thuộc đối với nhiều người nhưng ngày nào cũng ăn lạc có tốt không?

Thành phần dinh dưỡng của lạc

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, lạc hay còn gọi là đậu phộng là loại thực phẩm rất thường gặp trong các món ăn của người Việt. Theo chia sẻ của chuyên gia dinh dưỡng, lạc không chỉ cung cấp chất béo có lợi mà còn là nguồn thực phẩm giàu chất xơ và chất đạm.

Theo báo cáo của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA), cứ trong 100 gram đậu phộng sống sẽ cung cấp những thành phần dinh dưỡng như: nước (khoảng 6,5g), đường (4,72 gram), chất béo (49,2 gram), protein (25,8 gram), chất xơ (8,5gram), Carbohydrate (16,1gram), calo (567 kcal). Trong đó, nguồn chất béo chủ yếu là chất béo đa không bão hòa và chất béo đơn có lợi đối với cơ thể, nhất là sức khỏe tim mạch. Đồng thời, lạc có hàm lượng Carbs khá thấp nên được xem là thực phẩm tốt đối với bệnh tiểu đường.

Bên cạnh những nguồn dưỡng chất chính ở trên, lạc còn là nguồn thực phẩm rất giàu chất khoáng và vitamin. Chẳng hạn như:

  • Vitamin E giúp giảm thiểu khả năng oxy hóa.
  • Vitamin B3 giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Biotin và Vitamin B9 rất cần thiết cho phụ nữ đang mang thai.
  • Mangan, Photpho và Magie.

Lạc là thực phẩm tốt cho sức khoẻ

Tác dụng của lạc đối với sức khoẻ

Ăn lạc đúng cách cơ thể sẽ nhận được những tác dụng sau:

- Giảm thiểu nguy cơ bị trầm cảm: Hàm lượng Acid Amin Tryptophan trong hạt lạc rất cần thiết cho quá trình sản sinh hợp chất Serotonin. Đây là hợp chất có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng làm việc của não bộ và cải thiện sức khỏe tinh thần.

- Hạn chế nguy cơ bị ung thư: Một số nghiên cứu cho thấy, bổ sung lạc vào khẩu phần ăn có thể giúp ngăn ngăn, phòng tránh một số bệnh ung thư ở biểu mô tuyến không tim hoặc bao tử.

- Cải thiện trí nhớ: Với hàm lượng vitamin B3 dồi dào và Niacin, hạt lạc có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện khả năng làm việc của não bộ, tăng cường trí nhớ.

- Đẩy lùi nguy cơ sỏi mật: Việc cung cấp cho cơ thể 28.4 gram hạt lạc mỗi tuần có thể giúp bạn giảm thiểu khả năng tiến triển của bệnh sỏi mật.

- Giảm viêm: Nguồn chất xơ của hạt lạc không chỉ hỗ trợ vấn đề tiêu hóa mà còn giúp thuyên giảm tình trạng viêm.

- Đẩy lùi nguy cơ dị tật thai nhi: Ngoài việc cung cấp sắt và canxi thì Acid Folic cũng rất cần thiết cho mẹ bầu nhằm hạn chế những dị tật không mong muốn ở thai nhi. Nguồn Acid Folic dồi dào trong hạt lạc sẽ giúp thai phụ giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi lên đến 70%.

Ngày nào cũng ăn lạc có tốt cho sức khoẻ?

Mặc dù lạc là một trong những loại hạt tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều một lúc có thể gây ra một số tác dụng phụ.

Báo Thanh Niên dẫn nguồn trang Times of India cho biết, lạc rất giàu protein, chất béo, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác. Nó là nguồn chất béo lành mạnh có thể giúp bạn giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể.

Lạc chứa các khoáng chất vi lượng như magiê, folate, đồng và arginine.

Do sự hiện diện của một lượng chất dinh dưỡng dồi dào, nên ăn lạc thường xuyên trong chế độ ăn uống sẽ rất có lợi.

Lạc có thể được thêm vào chế độ ăn uống dưới nhiều hình thức như chikki (một món ngọt truyền thống của Ấn Độ thường được làm từ các loại hạt và đường), bơ đậu phộng hoặc bạn chỉ ăn riêng đậu phộng.

Bạn chỉ nên ăn một nắm lạc trong một ngày là đủ.

Nếu bạn đang phết bơ đậu phộng lên lát bánh mì, thì 2 muỗng canh mỗi ngày là giới hạn được khuyến nghị tốt cho sức khỏe. Thời gian tốt nhất để ăn lạc là vào buổi tối như một món ăn nhẹ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại