Ngay lần đầu xuất ngoại, tên lửa S-400 Nga đã bị cú "knock-out trời giáng": Bê bối lớn?

Bảo Lam |

Ngay trong lần đầu tiên "đem chuông đi đánh xứ người", tên lửa S-400 Nga đã hứng một cú đòn "knock-out". Có kẻ đã phá vỡ "mái vòm phòng không" Nga, gây ra bê bối lớn ở Serbia?

Bê bối lớn?

Trong mối quan hệ Nga và Serbia vừa xảy ra một vụ bê bối điệp viên lớn. Trên mạng xuất hiện đoạn video ghi lại cuộc nói chuyện của tuỳ viên quân sự Nga với một quan chức cấp cao Serbia nào đó, mà sau đó người này nhận một phong bì tiền. Belgrad vô cùng tức tối. Đây có thể bằng chứng cho thấy "sự thất bại của điệp viên thường trú"?

Trên mạng video Youtube xuất hiện một đoạn băng ghi hình với tên gọi "Nhân viên tình báo Nga gặp mặt với điệp viên Serbia", mà được một người dùng có tên "Kdjuey Lskduf" đăng tải. Anh ta cũng gửi đường dẫn của đoạn video này cho tất cả các cơ quan truyền thông hàng đầu của Serbia.

Các camera bí mật đã ghi lại một cách khá chuyên nghiệp cuộc gặp gỡ của hai người. Một trong số họ là sĩ quan cấp tá Georgy Kleban, trợ lý tuỳ viên quân sự Nga. Khuôn mặt của nhân vật thứ hai bị làm mờ đi, nhưng có thể hiểu được đây cũng là một nhân viên cấp cao của tình báo Serbia.

Có thể thấy rõ rằng họ nói chuyện như những người quen nhau đã lâu, sau đó nhân vật người Serbia đã nhận từ nhân vật người Nga một gói tiền và chai rượu vodka. Hết đoạn video.

Belgrad báo động. Mọi người biết khá rõ nhà ngoại giao quân sự Kleban ở Thủ đô của Serbia. Ông đã nhiều lần phát biểu tại các sự kiện văn hoá và lịch sử. Và thế rồi điều này xảy ra.

Các dòng tít trên những mặt báo địa phương cố gắng tranh nhau gây ấn tượng. Lấy ví dụ, "Các điệp viên Nga đang tuyển chọn tại Serbia? Và đưa tiền hối lộ cho một quan chức cấp cao".

Nhân viên tình báo Nga gặp mặt với điệp viên Serbia

Ai và tại sao lại cần tới một vụ bê bối điệp viên giữa Nga và Serbia?

Trước tiên, cần phải bình luận liên quan tới những gì diễn ra trong đoạn video. Nhiệm vụ của các tuỳ viên quân sự gồm thu thập thông tin về các lực lượng vũ trang của quốc gia đang công tác, những cuộc tập trận và các động thái diễn ra ở đó.

Hoạt động này phải được thực hiện trên cơ sở những dữ liệu mở, tuy nhiên, quyền hạn không công khai của tùy viên quân sự còn rộng hơn. Hoạt động của họ là thiết lập các mối liên hệ phi chính thức với "những người hữu ích". Vấn đề của Kleban ở đây chỉ là "ông ta không may mắn bị bắt tại trận".

Một câu hỏi đương nhiên tiếp theo được đặt ra đó là - người nào đã "tóm gọn" được ông ta và điều quan trọng là, để làm gì.

Cần phải căn cứ vào bối cảnh của Serbia hiện nay. Belgrad đang cố gắng cân bằng giữa Liên minh châu Âu và Nga. Gần như chỉ mới đây thôi, Tổng thống Alexandr Vuchich đã tuyên bố rằng đất nước của ông sẽ không gia nhập bất cứ tổ chức nào.

Cách đây không lâu, tại Serbia đã diễn ra cuộc tập trận phòng không chung với Nga mang tên "Lá chắn Slavơ-2019" với sự tham gia của tên lửa S-400 và các tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1.

Đây được coi là lần đầu tiên tên lửa S-400 của Nga xuất ngoại "đem chuông đi đánh xứ người" vừa làm mục đích đối ngoại quân sự vừa để quảng bá chào hàng.

Ngay lần đầu xuất ngoại, tên lửa S-400 Nga đã bị cú knock-out trời giáng: Bê bối lớn? - Ảnh 4.

Tên lửa S-400 và các tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 Nga tại Serbia.

Sau khi cuộc tập trận chung kết thúc, Belgrad đã mua của Moscow các tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1.

Nhiều khả năng, khi cần thiết, thì người Serbia cũng có thể tiếp nhận từ Nga những tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất là S-400, mà Nga cũng sẵn sàng đào tạo các kíp chiến đấu cho Serbia. Mọi việc tưởng như đang "xuôi chèo mát mái", nhưng không, có kẻ đã cố tình ngáng đường và phá vỡ "mái vòm phòng không" Nga ở Serbia.

NATO không hề thích thú với sự xuất hiện của các tổ hợp phòng không S-400 tối tân của Nga ngay sát biên giới của mình. Brussels đã cảnh cáo Bulgaria vì để cho các tổ hợp này qua lãnh thổ của mình tới Serbia.

Theo lời Tổng thống Vuchich, những mối quan hệ anh em với Nga sẽ làm cho đất nước của ông mạnh mẽ hơn, khi ông muốn nói tới quan hệ hợp tác kỹ thuật-quân sự.

Và trong bối cảnh chính trị này đã xuất hiện vụ bê bối về tình báo nói trên. Sự chuyên nghiệp của người thực hiện chiến dịch chống lại sĩ quan Kleban, cũng như ai đang tích cực khai thác đề tài này trên các phương tiện truyền thông của Serbia, khiến mọi người phải quan tâm.

Đó là "Đài phát thanh Tự do" chi nhánh địa phương, đó là Bellingcat. Có thể phỏng đoán rằng, mục đích của câu chuyện này là hướng công chúng Serbia chống lại mối quan hệ hợp tác quân sự với Nga. Lời lý giải đơn giản nhất cuối cùng có thể lại là chính xác nhất. Và cuối cùng, S-400 đã bị hạ "kock-out" cay đắng ở Serbia.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại