Nga vừa báo cáo Liên Hợp Quốc đã bán cho Việt Nam những vũ khí gì?

N. Tuấn Sơn |

Cơ quan Đăng ký vũ khí thông thường thuộc Liên Hợp Quốc vừa công bố dữ liệu báo cáo của Nga về việc xuất khẩu vũ khí trong năm 2017, trong đó có nhắc tới Việt Nam.

Nga vừa gửi báo cáo thường niên năm 2017 lên Cơ quan Đăng ký vũ khí thông thường của Liên hợp quốc về chủng loại, số lượng vũ khí đã xuất khẩu, trong đó có nhắc tới Việt Nam.

Dữ liệu trong báo cáo đã được đăng công khai trên website chính thức của Cơ quan Đăng ký vũ khí thông thường. Theo đó, Nga đã liệt kê những chủng loại vũ khí, trang bị đã chuyển giao trong năm 2017 và được trang thông tin quân sự nổi tiếng của Nga là bmpd.livejournal.com dẫn lại.

Trong báo cáo của Nga không nêu rõ chủng loại vũ khí đã chuyển giao mà chỉ đề số lượng nên bmpd có bổ sung thêm chú thích trong phần () dựa trên các thông tin công khai của truyền thông Nga và những tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga. Cụ thể:

I. Xe tăng chiến đấu chủ lực: Không có giao dịch nào được ghi nhận.

II. Xe chiến đấu bọc thép:

Azerbaijan - 61 xe (BMP-3 và BTR-82A)

Bangladesh - 170 xe (BTR-80)

III. Các hệ thống pháo cỡ nòng lớn:

Armenia - 6 tổ hợp (Pháo phản lực BM-30 Smerch)

IV. Máy bay chiến đấu:

Angola - 2 chiếc (Su-30K)

Trung Quốc - 10 chiếc (Su-35)

Myanmar - 3 chiếc (Yak-130)

Serbia - 6 chiếc (MiG-29)

V. Trực thăng tấn công:

Mali - 2 chiếc (Mi-35M)

VI. Tàu chiến:

Việt Nam - 2 chiếc (tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 thuộc dự án 11661E).

Nga vừa báo cáo Liên Hợp Quốc đã bán cho Việt Nam những vũ khí gì? - Ảnh 1.

Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 thuộc dự án 11661E của Hải quân Việt Nam. Ảnh: QĐND

VII. Tên lửa và hệ thống tên lửa:

Ấn Độ - 5800 quả (có thể là đạn tên lửa chống tăng 9K119M Reflex - NATO định danh là AT-11 Sniper-B điều khiển bằng laser bắn qua nòng pháo chính dùng cho xe tăng T-90.)

Trung Quốc - 120 quả (có thể là các loại tên lửa đi kèm với tiêm kích Su-35)

Kể từ khi thành lập năm 1991, Cơ quan đăng ký vũ khí thông thường của Liên hợp quốc (UN Register of Conventional Arms) đã tiếp nhận nhiều báo cáo từ hơn 170 quốc gia thành viên (bắt đầu từ năm 1992). Theo đó, phần lớn các giao dịch vũ khí trên toàn cầu đã được đăng ký. Nga tuân thủ tương đối nghiêm báo cáo định kỳ này.

Cụ thể, trong cơ sở dữ liệu báo cáo thường niên của các quốc gia thành viên, Cơ quan đăng ký vũ khí thông thường của Liên hợp quốc đã cập nhật và đăng công khai trên website của mình.

Tổ hợp pháo phản lực BM-30 Smerch của Nga.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại