Nga và Mỹ thực hiện START như thế nào?

Tuấn Sơn |

Với vai trò là các siêu cường hạt nhân đối địch, Liên Xô trước đây hay Liên bang Nga hiện nay và Mỹ đã phải thông qua Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược (START) để kiềm chế lẫn nhau, cũng như để tránh kịch bản hủy diệt xảy ra trên thế giới.

Theo START III mới nhất có hiệu lực từ năm 2011, Nga và Mỹ chỉ được duy trì lực lượng tiến công hạt nhân chiến lược ở mức 1.550 đầu đạn và 700 phương tiện chuyên chở chiến lược cho tới năm 2021.

Mới đây, việc “lăng mộ hạt nhân” tại quần đảo quần đảo Marshall, nơi lưu giữ chất thải phóng xạ của Mỹ, đang chìm dần xuống biển và có nguy cơ gây ô nhiễm phóng xạ ra Thái Bình Dương, cộng đồng quốc tế lại đặt chú ý vào việc cách thức Nga và Mỹ xử lý các đơn vị vũ khí hạt nhân chiến lược hủy bỏ theo quy định của START III và liệu chúng có ẩn chứa nguy cơ ô nhiễm phóng xạ đe dọa tới nhân loại hay không?

START được thực hiện theo nguyên tắc kiểm tra chéo

Dù theo quy định của START, Nga và Mỹ phải loại bỏ và thu gọn kho vũ khí chiến lược của mình, nhưng điều đó không có nghĩa là 2 siêu cường này không được phép nâng cấp chúng.

Cả Nga và Mỹ hiện đều có các chương trình nâng cấp vũ khí hạt nhân chiến lược với lý do các đơn vị vũ khí hiện có đã lỗi thời và ẩn chứa nhiều nguy cơ mất an toàn.

Để giám sát lẫn nhau, START cho phép Nga và Mỹ cử các đoàn thanh sát kiểm tra ngẫu nhiên các căn cứ vũ khí hạt nhân của nhau. Theo đó, các đoàn thanh sát có thể đến một căn cứ vũ khí chiến lược và yêu cầu được kiểm tra phần lõi của một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).

START quy định, mỗi ICBM chỉ được mang tối đa 8 đầu đạn. Thông tin này đã được chuyên gia Alex Alexey thuộc Trung tâm An ninh quốc tế, Viện Quan hệ quốc tế Liên bang Nga, người từng tham gia các đoàn thanh sát.

Nga và Mỹ thực hiện START như thế nào? - Ảnh 1.
Nga và Mỹ thực hiện START như thế nào? - Ảnh 2.

Cả Nga và Mỹ áp dụng phương thức kiểm tra chéo để theo dõi việc tuân thủ START của nhau.

Còn đối với máy bay ném bom chiến lược, Mỹ thường chọn phương án chuyển mục đích sử dụng chúng từ nhiệm vụ chiến lược sang nhiệm vụ chiến thuật. Nhiều đơn vị máy bay ném bom tầm xa B-52 và B-1 của Không quân Mỹ đã áp dụng phương pháp này.

Để giám sát các đơn vị vũ khí này, đoàn thanh sát của Nga có thể lựa chọn bất kỳ máy bay nào để kiểm tra xem chúng có lắp đặt các gá gắn vũ khí hạng nặng phù hợp để mang đầu đạn hạt nhân đặc biệt hay không.

Công tác kiểm tra được thực hiện nhanh chóng, sau khi chỉ định tên lửa được chọn. Nó sẽ được tháo khỏi bệ và chuyển tới trung tâm sửa chữa để tháo bỏ đầu đạn. Ngoài phần đầu đạn được kiểm tra, toàn bộ kết cấu thân và động cơ tên lửa được che kín để đảm bảo bí mật quân sự.

Theo lời ông Alex Alexey, trong một chuyến thanh sát các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Trident của Mỹ, chuyên gia Nga đã kiểm tra bất kỳ đạn tên lửa Trident nào theo mong muốn để xem chúng có chấp hành quy định giảm số lượng đầu đạn mang theo từ 8 xuống còn 3 hay không.

Mỗi tàu ngầm chiến lược của Mỹ mang theo 24 tên lửa Trident với mỗi tên lửa mang 8 đầu đạn, nhưng bị giảm xuống 3 theo quy định của START. Công tác kiểm tra tương tự cũng được phía Mỹ áp dụng đối với Nga.

Hằng năm, Nga và Mỹ sẽ có 8 lần trao đổi thông tin về các vị trí triển khai vũ khí chiến lược, cũng như tiến độ cắt giảm vũ khí theo START. Toàn bộ quá trình này phải được thực hiện ngoài không gian mở và được vệ tinh quân sự hai bên giám sát chặt chẽ.

Chuyên gia quân sự Nga Victor Litovkin của hãng thông tấn TASS cho biết, tất cả các bước tiêu hủy phương tiện vận chuyển chiến lược đều được ghi hình và theo dõi. Những dữ liệu này được quản lý để hai bên có bằng chứng về việc tuân thủ theo START.

Các bộ phận quan trọng sẽ bị nung chảy và đập nát để tránh việc hai bên tái sử dụng lại chúng. Phần lớn các tên lửa chiến lược bị loại biên sẽ được tháo vụn và trưng bày công khai để hai bên giám sát.

Tuy nhiên, đây chỉ là quy trình áp dụng với các loại tên lửa và đầu đạn cũ không còn thời hạn sử dụng. Đối với các loại còn đang trong trực chiến sẽ có phương pháp khác để xử lý chúng.

Nga và Mỹ thực hiện START như thế nào? - Ảnh 4.

Đầu đạn hạt nhân được hai bên xử lý theo phương pháp niêm cất.

Phóng và tự hủy

Một trong những phương pháp đơn giản và hiệu quả được cả Nga và Mỹ áp dụng để phá hủy các đơn vị ICBM hoặc vỏ đầu đạn hạt nhân đang trong niên hạn là phóng chúng lên không gian và để khí quyển Trái Đất đốt cháy chúng.

Điều này giúp giải thích tại sao hằng năm, cả Nga và Mỹ đều có các vụ phóng thử tên lửa ICBM cũ. Việc phóng thử này không chỉ giúp hủy bỏ chúng theo quy định của START, mà còn kiểm tra chất lượng ngẫu nhiên các đơn vị vũ khí chiến lược được sản xuất cùng một đợt.

Đối với các đầu đạn hạt nhân bị loại biên theo quy định của START, quy trình theo dõi và loại bỏ sẽ khó khăn hơn. Do không thể xử lý theo các hủy bỏ vì các đầu đạn đều là kim loại phóng xạ hàm lượng cao. Quá trình xử lý sẽ ẩn chứa nguy cơ mất an toàn và ô nhiễm phóng xạ. Cả Nga và Mỹ hiện lựa chọn việc niêm cất chúng ở các cơ sở an ninh đặc biệt.

Để tránh rò rỉ phóng xạ, các đầu đạn được chứa trong các viên nang đặc biệt chống phát xạ. Nơi chứa chúng cũng là hầm chứa kiên cố, đặt dưới quyền kiểm tra an ninh và tiếp cận đặc biệt.

Chính vì vậy, việc so sánh chúng với vụ việc rò rỉ phóng xạ tại “lăng mộ hạt nhân” tại quần đảo quần đảo Marshall là không hợp lý. Khi một bên là vũ khí hạt nhân hoàn chỉnh được tháo kíp, còn 1 bên chỉ là kho rác thải phóng xạ bỏ hoang đã nhiều thập niên.

Một vấn đề đặt ra là việc các đầu đạn hạt nhân không được phá hủy mà chỉ chuyển trạng thái sang niêm cất cũng là yếu tố “lách luật” của cả Nga và Mỹ. Với tiềm lực và trình độ của hai bên, việc chúng có thể chuyển trạng thái sang trực chiến là việc rất dễ dàng.

Tuy nhiên, đây cũng là hình thức kiềm chế lẫn nhau của cả Nga và Mỹ. Nếu cuộc chiến hạt nhân nổ ra, sẽ không còn siêu cường nào tồn tại trên thế giới…

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại