Nga thử nghiệm “phương tiện” xuyên thủng lá chắn tên lửa

Tuấn Vũ |

Tờ báo Nga Interfax dẫn các nguồn tin thân cận đăng tải ngày 22-4 cho biết, Nga vừa tiến hành thử thành công nguyên mẫu phương tiện khí động siêu thanh cỡ nhỏ hay đầu đạn con khí động lắp đặt trên tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), có khả năng xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương.

Thế hệ đầu đạn con nói trên dự kiến sẽ được trang bị trên các dòng ICBM tương lai của Nga.

“Hôm 19-4, Nga đã tiến hành phóng thử ICBM RS-18 tại vùng Orelburg để thử nghiệm nguyên mẫu đầu đạn con siêu thanh thế hệ mới. Từ các kết quả thu thập được, vụ thử được xác định là thành công”, Interfax đăng tải.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Nguồn tin này cho biết thêm, tại vùng Orelburg, Quân đội Nga hiện duy trì căn cứ Yasky với các giếng phóng ICBM cố định chứa tên lửa UR-100NUTTKh (tên định danh NATO là RS-18B). Các đơn vị RS-18B tại đây đều được hoán cải phục vụ quá trình thử nghiệm đầu đạn siêu thanh thế hệ mới.

Hiện tại, Nga vẫn tiếp tục theo đuổi hướng phát triển phương tiện khí động siêu thanh hạng nặng (AGBO) trang bị trên ICBM.

Điểm đặc biệt của AGBO là việc nó hoạt động độc lập với ICBM mẹ. Ở pha cuối của chu kỳ phóng ICBM, khi được đưa tới độ cao quy ước, các AGBO tự động tách khỏi tên lửa đẩy và tự động thay đổi quỹ đạo để tiếp cận mục tiêu với vận tốc vũ trụ 1.

Do quỹ đạo bay cực kỳ phức tạp và không có quy tắc nên việc ngăn chặn các đầu đạn con này là bất khả thi. Ngoài Nga, chưa có quốc gia nào sở hữu công nghệ tương tự.

Theo các nguồn tin công khai, Nga phát triển AGBO thế hệ mới với tên mã “Chủ thể 4202” từ đầu những năm 2000.

Chịu trách nhiệm phát triển AGBO mới là Viện Công nghệ mang tên Reutov. Dự kiến, sau khi được tiếp nhận, AGBO mới sẽ được trang bị trên dòng ICBM Samat của Nga.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại