Chiến lược của Nga tại Syria và rộng hơn là Trung Đông bao gồm những hỗ trợ mà Moscow coi là hợp pháp thông qua các chương trình cứu trợ nước ngoài trên phạm vi rộng - gồm sự giúp đỡ về kinh tế, an ninh, chính trị và như tại Syria là can thiệp quân sự trực tiếp.
Tuy nhiên, có những điểm đặc biệt trong chiến lược này bao gồm các yếu tố lịch sử, mục tiêu chính sách và khả năng khai thác sự thiếu chú ý của nước ngoài với năng lực và các hoạt động của Nga.
Tháng 8.1968, các sư đoàn Liên Xô đã hành quân vào Praha. Phương Tây đã bị bất ngờ. Không có một cơ quan tình báo phương Tây nào dự đoán trước hành động quân sự của Liên Xô dù đã có những dấu hiệu tiềm tàng.
Có những hoạt động triển khai và các cuộc tập trận lớn được thực hiện tại biên giới Séc và mùa xuân và mùa hè năm đó ngay trước cuộc can thiệp.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong phiên họp lần thứ 70 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 28.9.2015.
Việc Nga sáp nhập Crimea vào tháng 3.2014 cũng gây sửng sốt cho các chính phủ phương Tây. Vào cuối năm 2013, đầu 2014 đã có những cuộc biểu tình lớn được gọi là Maidan làm rung chuyển thủ đô Kiev của Ukraine, khi đó quân đội Nga cũng tổ chức những cuộc tập trận lớn ở biên giới Ukraine.
Thiếu đi những nguồn tin tình báo khiến cho phương Tây kinh ngạc với tốc độ của vụ sáp nhập và bối rối khi chứng kiến xe thiết giáp, những binh lính được gọi là "những người lịch sự" chiếm quyền kiểm soát nhiều tòa nhà của chính phủ, sân bay và các căn cứ quân sự trên bán đảo Crimea.
Bắt đầu từ mùa xuân năm 2008, quan hệ giữa Gruzia và Nga dần xấu đi xung quanh tình hình Abkhazia và Nam Ossetia. Quân đội Nga đã thực hiện các cuộc tập trận gần biên giới Gruzia vào mùa hè, trong khi quân ly khai thuộc cả 2 khu vực đã thực hiện nhiều cuộc tấn công vào quân đội Gruzia.
Nga đã giáng trả Gruzia dữ dội vào tháng 8.2008 vì Tbilisi đã cho phép thực hiện các cuộc tấn công tàn bạo vào dân địa phương tại Abkhazia và Nam Ossetia để đáp trả những cuộc tấn công của quân ly khai. Hành động này là một chiến lược gây ngạc nhiên với phương Tây.
Vụ Mỹ cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 (và Nga đã hoàn toàn phủ nhận) - nếu đúng là sự thật thì đã cho thấy những cơ quan tình báo Mỹ đã thiếu cảnh giác, cho thấy một chiến lược quan trọng gây ngạc nhiên trong những hành động của Nga và cách thức Nga khai thác các phương pháp phòng vệ và sự yếu kém của thể chế.
Trong một cuộc phỏng vấn với trang tin tức của Học viện Hải quân Mỹ, thanh tra của Hải quân Đức - phó đô đốc Andreas Krause nói rằng: "Năm 1989, chúng tôi đã rất lạc quan", viện dẫn những hy vọng về hòa bình sau khi Liên Xô tan rã. "Nhưng năm 2014 đến với một sự ngạc nhiên lớn".
Phó đô đốc Hải quân Đức Andreas Krause cho rằng hành động của Nga năm 2014 đã gây ra một sự ngạc nhiên lớn. |
Việc chú ý tới những hoạt động của Nga là cấp thiết để hiểu rõ những hành động tiềm tàng trong tương lai và phạm vi ảnh hưởng của nó.
Bài viết dưới đây sẽ nêu bật những yếu tố đóng vai trò chính trong việc xác định các hoạt động của Nga ở nước ngoài và cách Nga phóng chiếu ảnh hưởng theo một mức độ lớn nhất trong một học thuyết về chiến thắng rộng hơn.
Sự can thiệp và triển khai quân đội có thể được giải thích bằng những mục tiêu chiến lược của Nga tại Syria, những quan ngại về an ninh quốc gia và sự liên quan trong những cuộc xung đột trước đây sẽ xây dựng một bức tranh toàn cảnh về lý thuyết chiến thắng của Nga: kiểm soát, giá trị cơ bản trong đó quyền lực thường được tạo ra và duy trì thông qua sự phụ thuộc vào những hỗ trợ về an ninh và kinh tế của Nga nếu không phải là ảnh hưởng trực tiếp thông qua sự hiện diện quân sự.
Điều này không phải là lời biện hộ cho những hành động Nga đã thực hiện trong suốt cuộc chiến Syria. Nó mang tính cảnh báo cho những lãnh đạo hiện tại và tương lai của phương Tây về những kiểu mẫu trong hành vi của Nga và giải thích những chiến lược được áp dụng trong một loạt các cuộc xung đột và những khu vực trên thế giới.
Những bước đi của ông Putin
Trong bài phát biểu đầu tiên tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc một thập kỷ trước, tổng thống Nga Vladimir Putin đã thể hiện sự ủng hộ với Liên Hợp Quốc và những giá trị của tổ chức này, chỉ trích hoạt động của những nước phương Tây tại Trung Đông với lý do liên minh chống lại nhà nước tự xưng IS, đưa ra quan điểm của Nga về khu vực này và ý tưởng để hỗ trợ cuộc chiến chống lại IS.
Một khía cạnh quan trọng của bài phát biểu là ông Putin bênh vực tính hợp pháp của nhà cầm quyền, đặc biệt là chính phủ của ông Bashar al-Assad tại Syria, tuyên bố chế độ ở đây là "chính phủ hợp pháp của Syria".
Ông Putin chỉ trích những "can thiệp của nước ngoài" vào vùng Trung Đông và Bắc Phi (MENA), viện dẫn tới những hỗ trợ về quân sự và chính trị cho những cuộc cách mạng trong Mùa Xuân Ả rập năm 2011 và gọi những hỗ trợ này là:
Thay vì mang lại sự cải cách, cuộc can thiệp gây hấn của nước ngoài đã có kết quả là sự tàn phá thể chế quốc gia và cuộc sống ở Trung Đông. Thay vì, chiến thắng của dân chủ và tiến bộ, cái chúng ta đạt được là bạo lực, nghèo đói và thảm họa xã hội. Không ai quan tâm một chút gì đến quyền con người.
Ông Putin chỉ rõ:
"Nga luôn kiên định với việc chống lại chủ nghĩa khủng bố với mọi hình thức của nó" và công khai sự ủng hộ của Nga với những quyền lực trong khu vực "đang đánh lại các nhóm khủng bố" và bị lôi kéo vào rất nhiều các cuộc xung đột nội bộ.
Ông tán thành sự cần thiết phải tiêu diệt IS với một liên minh được luật pháp quốc tế ủng hộ, tiếp tục hỗ trợ và giúp đỡ những nước đang có chiến tranh trong khu vực và "một chiến lược toàn diện về ổn định chính trị cũng như khôi phục kinh tế và xã hội Trung Đông".
Nghị sĩ Mỹ Devin Nunes nói: "Sự thất bại trong việc hiểu rõ kế hoạch và ý định của ông Putin là thất bại lớn nhất về mặt tình báo kể từ vụ 11.9". |
Trong một hình thái gây ấn tượng sâu sắc, không chờ đợi một câu trả lời cho lời kêu gọi thành lập một liên minh và dù thiếu vắng sự đồng thuận ngay từ ban đầu, Nga đã bắt đầu hành động. Mặc cho những phân tích chỉ ra khả năng tiềm tàng Nga sẽ can thiệp vào Syria, cộng đồng tình báo của Mỹ và phương Tây đã bị động trong việc phản ứng và làm trầm trọng thêm vấn đề đã được Nghị sĩ Mỹ Devin Nunes xác định: "Sự thất bại trong việc hiểu rõ kế hoạch và ý định của ông Putin là thất bại lớn nhất về mặt tình báo kể từ vụ 11.9". Phương Tây luôn nhận thức về Nga với sự thù địch, dựa theo các hành động mà những nước phương Tây đã thực hiện xung quanh khu vực mà Nga cho rằng nằm trong phạm vi ảnh hưởng của đất nước mình. Việc Nga phóng chiếu sức mạnh được coi là biện pháp phòng thủ để chống lại những gì Nga coi là sự gây hấn của phương Tây. Thêm nữa, Nga sử dụng sức mạnh cho thấy khả năng hoạt động trên vũ đài quốc tế, cho thấy lại sự tín nhiệm đã bị mất đi của một nước từng là siêu cường với mục tiêu tối thượng là chỉ ra "đó là vấn đề của người Nga". Tại Syria, yếu tố chiến lược lớn của Nga là thể hiện bản thân với việc triển khai những vũ khí và thiết bị quân sự mới chưa được thử nghiệm. Tiếp theo, là hành động tương tự như việc Nga triển khai quân đội khi dính líu tới những sự việc tại Ukraine và vụ sáp nhập Crimea. Với ông Putin, đây không chỉ là nỗ lực để cho thấy đó là vấn đề của người Nga, mà còn là việc quân đội của ông và năng lực sử dụng quyền lực cứng để thực thi ảnh hưởng và thiết lập những mức độ kiểm soát trong một cuộc xung đột phức tạp đến mức kinh ngạc và trong khu vực. Thiết lập cơ sở trong khu vực Vào những năm 1950, chính sách Trung Đông của Liên Xô dưới thời tổng bí thư Nikita Khrushev khởi nguồn từ thời kỳ Stalin. Chiến lược mới tập trung vào sáng kiến đem các nước đang phát triển vào vòng ảnh hưởng về chính trị và kinh tế của Liên Xô trong khi đó "có thể ông Khrushchev đã áp dụng những yếu tố của một chính sách đã được ông Malenkov đề cập tới, chính sách này quyết định thâm nhập vào những nước không liên kết tại Trung Đông, châu Phi, lục địa nhỏ của Ấn Độ và biến những khu vực rộng lớn này thành một chiến trường để chống lại phương Tây bằng những vũ khí chính trị, kinh tế và tuyên truyền". Tiếp theo, chiến lược này được coi là "có tính linh hoạt cao" với mong muốn của ông Khrushchev "sẽ ép các quyền lực không thể chối bỏ của phương Tây phải quay về phòng thủ". Với sự phi thuộc địa hóa của các nước Trung Đông vào thời điểm cuối những năm 1940, Liên Xô bị thách thức mãnh liệt bởi những nước độc lập trong khu vực. Tuy nhiên, vào cuối năm 1953, đài phát thanh Ai Cập đã bắt đầu có "những bình luận thân thiện với chính sách của Liên Xô". Phái đoàn thương mại của Ai Cập đã tới thăm Liên Xô vào năm 1954, ký những thỏa thuận về sản phẩm nông nghiệp, trong khi một trung tâm văn hóa Liên Xô được mở cửa tại Cairo. Bằng một cách đơn giản, "sự thâm nhập về kinh tế và chính trị" của Liên Xô tại Trung Đông đã bắt đầu. |
Ông Nikita Khrushchev đã áp dụng một chính sách có tính "linh hoạt cao" nhằm tạo ảnh hưởng của Nga tại Trung Đông. |
Mặt khác, hợp tác phòng thủ khu vực giữa Mỹ và các nước Trung Đông - Hiệp ước Baghdad đã tạo ra lo lắng cho Liên Xô với tiềm lực của các căn cứ phương Tây đặt trong những nước thành viên của hiệp ước.
Những trợ giúp về kinh tế và an ninh được coi là một bước đi tức thời trước ảnh hưởng của phương Tây trong khu vực nhưng không thay đổi mục tiêu tối thượng là loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của phương Tây.
Ai Cập hưởng lợi từ việc mua vũ khí của cả các nước phương Tây lẫn Liên Xô mà vẫn giữ "độc lập về chính trị". Ả rập Xê-út và Yemen cũng được cung cấp cơ hội để mua vũ khí từ Liên Xô. Syria cũng nhận được hỗ trợ về chính trị và kinh tế cùng các thỏa thuận mua bán vũ khí.
Liên Xô cũng đề nghị xây dựng một nhà máy lọc dầu tại Syria với sự có mặt của các cố vấn Nga tại đây. Thêm nữa, những tòa công sứ của cả Liên Xô và Syria đều được nâng lên cấp đại sứ quán vào cuối năm 1956.
Những mối quan hệ giữa Nga - Syria
Theo dõi những mối quan hệ giữa Nga và Syria được phơi bày trong những mục tiêu chính sách ngoại giao dài hạn của Liên Xô và sự tái hòa nhập dưới thời của tổng thống Vladimir Putin, Syria từng là thuộc địa của Pháp và giành được độc lập giữa những năm 1940, đã sớm nhận được ủng hộ và công nhận về mặt ngoại từ Liên Xô.
Thực tế, có một thỏa thuận bí mật đạt được giữa Syria và Liên Xô ngay sau khi Syria độc lập.
Thỏa thuận này "quy định những hỗ trợ về mặt chính trị và ngoại giao của Liên Xô với Syria trên vũ đài quốc tế" và "quân đội Liên Xô giúp xây dựng thành lập quân đội quốc gia của đất nước này".
Quan hệ Liên Xô - Syria tiếp tục đơm hoa kết trái trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh với "mỗi cuộc xung đột và chiến tranh nổ ra tại Trung Đông đều là một yếu tố khiến Syria tiếp cận gần hơn với Liên Xô".
Ông Hafez al-Assad trong cuộc bầu cử để làm nhiệm kỳ tổng thống thứ 3 của ông vào tháng 3.1985. Ông là cha của Bashar al-Assad tổng thống Syria hiện tại. |
Mối hồ nghi này đã thay đổi khi học thuyết Mác tìm được đường vào quốc hội Syria. Với những mối quan hệ ấm lên giữa Liên Xô và chính phủ mới của Syria, viện trợ của Liên Xô tăng lên sau khi giảm xuống khá mạnh giữa năm 1962-1964.
Hỗ trợ về kinh tế và chính trị là trung tâm trong những ủng hộ ban đầu của Liên Xô, nhưng thường có sự thận trọng bên phía Liên Xô bởi tình thế chính trị của Syria và hoàn cảnh tại nước này "thường gây băn khoăn cho người Xô Viết".
Một vụ đảo chính khác đã diễn ra vào đầu năm 1966, lần này là trong nội bộ đảng Ba'ath - với sự hỗn loạn chính trị và băn khoăn mà Liên Xô phải đối mặt. Những yếu tố cực tả trong đảng tìm cách giới thiệu thành viên cộng sản căn bản vào trong chính phủ.
Những rối loạn trong hàng ngũ lãnh đạo của đảng Ba'ath khiến sức mạnh thống nhất của đảng này trở nên yếu kém trước sự ủng hộ tại Syria và trên trường quốc tế.
Nhưng Liên Xô vẫn là nước duy nhất ủng hộ mạnh mẽ chính phủ mới tại Syria. Điều này đã đẩy mạnh mối quan hệ và vị thế khu vực sang quy mô rộng hơn. Việc Liên Xô nỗ lực để duy trì và ủng hộ những yếu tố cộng sản trong chế độ Syria đã cho thấy rõ ràng mục tiêu của Kremlin trong khu vực.
Liên Xô cũng hỗ trợ cuộc cách mạng của những nước Ả rập chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ ông Nassar ở Ai Cập, người đã giữ sự ủng hộ của Liên Xô để thúc đẩy hệ tư tưởng cộng sản và chủ nghĩa xã hội cùng những đảng chính trị.
Tàu chiến của Liên Xô trong khu vực Địa Trung Hải. |
Những cuộc tập trận trong khu vực "chỉ ra nhiệm vụ chính... là chống lại các tàu sân bay và tàu ngầm thuộc Hạm đội số 6 của Mỹ và "nhiệm vụ thứ hai là ngăn chặn các hoạt động hàng hải của NATO".
Những mục tiêu chính trị của Liên Xô rõ ràng hơn là chỉ thể hiện sự mạnh mẽ của quân đội và triển khai các thiết bị vũ khí trong khu vực. Liên Xô rõ ràng đã cung cấp một sự hỗ trợ mạnh mẽ với mục tiêu chủ nghĩa cộng sản toàn cầu sẽ được thi hành trong khu vực.
Báo cáo này tiếp tục thông tin "Những hoạt động trong khu vực Địa Trung Hải về mặt chính trị rất có lợi cho Liên Xô hơn là các hoạt động tại Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Bằng cách cung cấp một biện pháp chống lại Hạm đội số 6 của Mỹ, hạm đội Địa Trung Hải cho phép Liên Xô có sự tự tin để tự chỉ định vai trò bảo vệ Trung Đông của mình".
Liên Xô đã sử dụng "vai trò chính trị của hạm đội Địa Trung Hải" với "các cuộc tập trận chung không thường xuyên với các nước ven biển như Syria".
Theo báo cáo của CIA thì sự hiện diện quân sự tại Syria đã bắt đầu tại thời điểm này "Liên Xô có vẻ như đã phát triển những sự hỗ trợ về năng lực cho quân đội Syria. Tàu chiến của Liên Xô tập hợp một cách đều đặn tại Tartus và thường viếng thăm Latakia".
Người dân Syria chờ xe bus tại Tartus trước chân dung của tổng thống Bashar al-Assad cùng ảnh của những người đã hy sinh khi chiến đấu bảo vệ chế độ tại Syria. |
Liên Xô cũng lo lắng về biểu hiện của những nước Ả rập như báo cáo viết: "Nếu các nước Ả rập có những thành tích không tốt, uy tín và tín nhiệm của Liên Xô như một đồng minh sẽ gặp nguy cơ, áp lực có thể tăng cáo khiến Liên Xô phải dính líu trực tiếp để cứu vãn tình thế".
Báo cáo này cũng đưa ra chi tiết về việc Syria muốn thay thế nhân viên Liên Xô bằng nhân sự của Syria ngay khi có thể thực hiện được", và tiếp tục muốn trở thành một lực lượng độc lập không phải dựa vào một nước lớn hơn như Liên Xô.
Cuối cùng, sau khi viện dẫn sự hiện diện thường xuyên của hải quân Liên Xô tại Tartus, báo cáo này đặc biệt lưu ý: "Liên Xô có vẻ sẽ thiết lập các công trình hải quân có căn cứ gần bờ biển tại Syria, nằm dưới quyền kiểm soát của Liên Xô nhưng khó có khả năng đạt được sự đồng thuận của Damascus", đồng nhất với sự hiện diện hiện tại của Nga ở vùng bờ biển của Syria.
Cũng trong những năm 1970, Syria tiếp tục muốn rời xa Moscow và hơn một lần đã có những thỏa thuận với Mỹ. Cuộc xâm lược Lebanon của Syria năm 1976 nhận được sự khiển trách nặng nề từ Moscow và Liên Xô đã giúp những người cánh tả Palestine chống lại đội quân Cơ đốc giáo do chính phủ Syria chống lưng.
Tiếp theo, "có những tin đồn rằng người Nga đã gây cản trở với những mệnh lệnh quân sự của Syria". Sự căng thẳng này cho thấy Syria tiếp tục muốn hành động độc lập trong khi vẫn hưởng hỗ trợ của Liên Xô, một xu hướng phổ biến trong các nước Trung Đông.
(Còn tiếp)