Nga tham gia cuộc diễn tập quân sự gần NATO
Theo tờ Newsweek, Nga đã tham gia cuộc diễn tập tên lửa ở biên giới phía Tây, gần khu vực các đồng minh của Mỹ. Tuy nhiên, các báo cáo xung đột đặt ra câu hỏi về việc liệu bom hạt nhân đã triển khai đến lãnh thổ nhiều xung đột hay chưa và điều này có thể làm gia tăng căng thẳng từ phía Moscow và Washington.
Hàng chục phi hành đoàn hàng không và phòng không đã chuẩn bị sẵn sàng ở mức độ cao nhất, trong đó bao gồm các máy bay chiến đấu Sukhoi Su-24, Su-34, Su-25, Su-27 và Su-30SM cùng với hệ thống phòng thủ S-300PMs.
Các phi công đã thực hiện nhiệm vụ làm nổ tung "kẻ thù mô phỏng" trên bầu trời Voronezh, Kursk và Tver cũng như khu vực Leningrad và Cộng hòa Karelia. Cuộc diễn tập có sự tham gia của hơn 1000 binh lính cùng với hơn 30 máy bay và khoảng 200 vũ khí, các thiết bị quân sự.
Các cuộc diễn tập đã diễn ra tại đơn vị quân sự phía Tây của Nga, giáp biên giới Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan. Đây là các thành viên trong liên minh quân sự phương Tây NATO do Mỹ dần đầu cùng với Ukraine – quốc gia luôn cho rằng Moscow đã hộ trợ lực lượng li khai phía đông.
Vào ngày 19/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tổ chức kỷ niệm 5 năm ngày Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Moscow đã rót hàng tỉ USD tiền thuế của Nga vào Crimea kể từ khi Nga nắm quyền kiểm soát bán đảo này năm 2014, đã tham dự lễ khánh thành một nhà máy điện ở thành phố Sevastopol và giám sát việc khánh thành một nhà máy khác ở Simferopol qua video.
Nga đã chi mạnh tay để phát triển Crimea, bao gồm xây dựng một cây cầu nối liền bán đảo này với miền nam nước Nga.
Cùng ngày, thượng nghị sĩ đứng đầu Nga đã tuyên bố nước này có thể triển khai máy bay ném bom hạt nhân tại đây trong bối cảnh hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ đặt tại Biển Đen.
Đối phó với thách thức từ Mỹ?
Sự kiện ngày 19/3 của Nga đã gây sự chú ý của dư luận. Thượng nghị sĩ Nga Viktor Bondarev - người đứng đầu Ủy ban quốc phòng và an ninh của Hội đồng Liên bang Nga tiết lộ rằng Moscow đã triển khai máy bay ném bom Tu-22M3s tại căn cứ không quân Gvardeyskoye của Crimea.
Một phát ngôn viên của Lầu Năm Góc nói với USNI News hôm 18.3 rằng các lực lượng của Mỹ và đồng minh đang theo dõi chặt chẽ động thái trên sườn phía đông của NATO nhưng không đưa ra bình luận cụ thể về việc Nga đang đưa máy bay ném bom đến Crimea.
Theo Newsweek, các quan chức quốc phòng Nga cho biết họ đang triển khai các phi đội máy bay ném bom Tupolev Tu-22M3 Backfire để đối phó với các tổ hợp phòng thủ tên lửa Aegis Ashore của Hải quân Mỹ ở Ba Lan và Romania.
"Việc triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại Romania diễn ra trước các thách thức lớn từ phía Mỹ. Bộ Ngoại giao Nga đã có quyết định điều máy bay ném bom mang tên lửa tầm xa Tupolev Tu-22M3 đến căn cứ không quân Gvardeyskoye, ở Crimea. Động thái này đã thay đổi đáng kể cán cân lực lượng trong khu vực", Hãng Tass trích dẫn lời của ông Bondarev nói với báo chí.
Tu-22M3 là máy bay mang tên lửa tầm xa của Nga, được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và trên biển từ các tầm cao lớn, trung bình và nhỏ.
Hồi cuối năm ngoái, Nga đã cho bay thử thành công phiên bản hiện đại hóa Tu-22M3M của dòng máy bay này.
Crimea đã có căn cứ quân sự Nga và ông Bondarev nói rằng, nếu không hành động nhanh chóng thì Mỹ sẽ có động thái ngay lập tức bằng cách triển khai hệ thống vũ khí tại đây.
Trong tháng 11 năm ngoái, các căng thẳng liên tục khi Moscow chuyển các hệ thống tối tân bao gồm S-400 và hệ thống phòng thủ đến Crimea.
Tuy nhiên, ông Vladimir Shamanov - Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thuộc Duma quốc gia (Hạ viện) Nga cho biết rằng, máy bay ném bom Tu-22M3s hay hệ thống tên lửa tầm ngắn Iskander-M đã được gửi tới Crimea là không đúng sự thật trong tuyên bố gửi tới Tass.
Ông Vladimir Shamanov cho biết, cá hệ thống S-300, S-400, Buk-M2 và các hệ thống phòng không Pantsir-S1 là các vũ khí đã được triển khai tới khu vực này nhằm đối phó với các cuộc tấn công bất ngờ từ kẻ thù tiềm năng.
Các xung đột vũ khí tại khu vực này đang cảnh báo về sự sụp đổ của Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) vào tháng trước. Hiệp ước đã cấm triển khai các hệ thống tên lửa mặt đất với tầm nhìn khoảng 310-3420 dặm.
Washington từng cáo buộc Nga vi phạm các điều khoản trong hiệp ước khi triển khai tên lửa Novator 9M729 trong khi các quan chức Nga đã chỉ ra mối đe dọa của Mỹ về loại hệ thống phòng thủ tên lửa trên mặt đất Aegis Ashore.
Giới quan sát cho rằng, mặc dù Moscow từng cam kết không phát triển hệ thống tên lửa tầm trung thì các quan chức đứng đầu Nga cũng từng đưa ra đe dọa khả năng tiến hành các cuộc tấn công không chỉ nhằm vào các khu thử tên lửa châu Âu mà còn vào các trung tâm tại Mỹ.