Nga khiến Mỹ tức thở: Cơn gió mùa Đông ớn lạnh, độc đáo, nguy hiểm của Tổng thống Putin!

Lê Ngọc Thống |

Sự kiện "salvo" 16 ICBM khiến Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ phải họp khẩn và đặt ra câu hỏi: "Liệu với khoảng cách tối thiểu, nước Mỹ có thể ngăn chặn được mấy cú "salvo" như vậy?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Học thuyết hạt nhân của Mỹ về việc sử dụng vũ khí hạt nhân (VKHN) được trình bày rõ ràng, rằng, trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công lớn, trực tiếp vào Mỹ thì Washington sẽ sử dụng VKHN.

Gió Bắc mùa Đông khiến Mỹ ớn lạnh!

Vào ngày 9 tháng 12, dưới sự chỉ huy của Tổng thống Putin - Tổng Tư lệnh Tối cao Các Lực lượng Vũ trang Nga, một cuộc "bắn đạn thật" của các lực lượng tấn công bộ 3 hạt nhân chiến lược Nga: trên bộ, trên biển và trên không của Nga xảy ra…

Nga khiến Mỹ tức thở: Cơn gió mùa Đông ớn lạnh, độc đáo, nguy hiểm của Tổng thống Putin! - Ảnh 1.

Cụ thể:

1. Lực lượng tàu ngầm hạt nhân (SSBN)

Chỉ có một tàu ngầm duy nhất - tàu ngầm hạt nhân thuộc Hạm đội phương Bắc "Karelia" (dự án 667BDRM "Dolphin"), từ vùng nước biển Barents đã bắn tên lửa đạn đạo R-29RMU2 "Sineva" (theo phân loại của NATO - SS-N-23) dọc theo đa giác Kura.

2. Lực lượng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM)

Hệ thống tên lửa chiến lược trên mặt đất RS-24 Yars cũng tham gia vào cuộc tập trận này và phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nhiên liệu rắn từ Sân bay vũ trụ Plesetsk. Nga có khoảng 150 tổ hợp như vậy, được bố trí di động và cố định.

Lưu ý, hệ thống tên lửa đầy hứa hẹn RS-28 "Sarmat" không tham gia và Hệ thống tên lửa Avangard, được trang bị đầu đạn siêu thanh, cũng không xuất hiện, mặc dù chúng đã tham gia trực chiến vào tháng 12 năm 2019.

3. Máy bay ném bom chiến lược

Các máy bay ném bom chiến lược tại cuộc tập trận Thunder-2020 (Sấm sét 2020) có sự tham gia của các máy bay mang tên lửa chiến lược Tu-95MS "Gấu" và Tu-160 "Thiên Nga trắng", cất cánh từ các căn cứ không quân khu vực Engels (Saratov) và Ukrainka (khu vực Amur) phóng tên lửa vào các mục tiêu tại bãi tập Pemboy.

Các tên lửa hành trình phóng từ trên không có độ chính xác cao trong đó có tên lửa không đối đất X-101 (phóng mô phỏng X-102) từ Tu-95MS, tên lửa X-55MS từ Tu-160, với tầm bắn 5.500 km.

Nga khiến Mỹ tức thở: Cơn gió mùa Đông ớn lạnh, độc đáo, nguy hiểm của Tổng thống Putin! - Ảnh 3.

lập trình của giới quân sự Mỹ-NATO về đường bay của các tên lửa mà đã phóng đi là gần như chính xác theo thông báo của Bộ QP Nga.

Đột nhiên, 2 ngày sau khi tuyên bố kết thúc cuộc tập trận quy mô cực lớn đó, vào thứ Bảy ngày 12/12, SSBN của Hạm đội Thái Bình Dương Nga mang tên "Vladimir Monomakh" đã phóng "SALVO" 4 tên lửa đạn đạo "Bulava" từ Biển Okhotsk. Tên lửa bay đúng mục tiêu trên các thao trường của bãi tập Chizh ở vùng Arkhangelsk.

Tất cả các cuộc "bắn đạn thật" trên thì tên lửa đều có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, và nếu như coi đó là một đòn tấn công của bộ 3 hạt nhân chiến lược của Nga thì có vẻ như mọi người đã sao nhãng một sự kiện quan trọng cùng trong khoảng thời gian này.

Đó là sự kiện khinh hạm "Đô đốc Gorshkov" đã nhấn nút phóng một tên lửa siêu vượt âm Zircon vào một mục tiêu ven biển (trên đất liền) từ khoảng cách 480 km thành công.

Sự kiện này lúc đầu Nga tung tin là sẽ phóng thử tên lửa Zircon với tầm bắn 1000 km, tuy nhiên, "Đô đốc Gorshkov phóng Zircon tại Biển Bắc khi chỉ bay 480 km thì Mỹ-NATO cho rằng Nga đã thất bại, còn truyền thông thì hầu như bỏ quên. Đừng tin Nga nói!

Vậy, chúng ta có suy nghĩ gì trong hoạt động quân sự này của Nga?

Rõ ràng, đây không phải là một cuộc tập trận Chỉ huy-Tham mưu chiến lược bộ ba tấn công hạt nhân dạng tên mã "Sấm sét" hay "Lá chắn hạt nhân mùa thu", "Chiến tranh hạt nhân mùa thu"… mà lần này không có tên mã, nó mang một sắc thái khác: Đây là một cuộc "bắn đạn thật" cho một đòn tấn công dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tổng thống - Tổng tư lệnh tối cao Puttin.

Có thể nói, nhìn toàn cảnh, đây là một bức tranh tấn công của bộ ba hạt nhân chiến lược của Nga bao gồm tên lửa siêu thanh đã vận hành trơn tru và hoàn thiện. Đó là một bộ ba tấn công hạt nhân có độ tin cậy, chính xác, độc đáo và sức hủy diệt lớn, đặc biệt, không một phương tiện nào của ai có thể ngăn chặn.

Truyền thông phương Tây sau khi chứng kiến cảnh cuối cùng SSBN Vladimir Monomakh "salvo" 4 quả Bulava đã thốt lên "Nga đã cho xem trước màn hủy diệt thế giới". Gió Bắc mùa Đông từ nước Nga tràn về khiến nước Mỹ ớn lạnh.

Tiếng Nga "Borei" và "Salvo" khiến Mỹ tức thở…

"Borei" là lớp SSBN thế hệ 4 của Nga. Nói đến SSBN lớp Borei của Nga thì thế giới chưa ai có được những tính năng kỹ chiến thuật như nó, tất nhiên kể cả Mỹ đang có một lực lượng Hải quân mạnh nhất thế giới.

Đầu tiên – điều được Nga đã công bố từ năm 2018 nhưng giới truyền thông không ai quan tâm, bàn tán gì, nhưng thật ra rất độc đáo mà không có bất cứ tàu ngầm nào trên thế giới có được, trừ Nga: Các "Borei" Nga phóng tên lửa được ngay khi đang neo đậu – một khả năng sẵn sàng chiến đấu và thực hành chiến đấu trên cả tuyệt vời.

Nga khiến Mỹ tức thở: Cơn gió mùa Đông ớn lạnh, độc đáo, nguy hiểm của Tổng thống Putin! - Ảnh 5.

SSBN lớp Borei của Nga.

Để có được tính năng kỹ thuật này không phải ai cũng làm được và thực tế chỉ có các Kỹ sư người Nga. Tin tôi đi, bạn hãy tưởng tượng, một tàu tên lửa, đặc biệt là tàu phóng lôi không chỉ ở vị trí neo đậu mà ngay khi vận động phải đủ tốc độ cho phép mới nhấn được nút phóng….

Cuối cùng là khả năng "salvo" của SSBN lớp Borei. "Salvo" là phóng loạt hay bắn, phóng "liên thanh". Đây là tính năng độc đáo có một không hai của SSBN lớp Borei Nga nhưng mang tính quyết định là trình độ sử dụng tàu ngầm của quân nhân Nga là tuyệt đỉnh.

Vào ngày 6/8/1991, để bảo vệ danh dự vũ khí Nga, trong cuộc tập trận "Begemos-2", dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Sergei Egorov, tàu SSBN mang tên Novomoskovsk đã "salvo" trong 14 giây 16 quả ICBM R-29RM (Sineva) lập kỷ lục lịch sử có một không hai.

Sự kiện "salvo" 16 ICBM lúc đó khiến Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ họp khẩn và đặt ra câu hỏi: "Liệu với khoảng cách tối thiểu, nước Mỹ có thể ngăn chặn được mấy cú "salvo" như vậy?" Nên nhớ, tên lửa "Sineva" có khả năng ném một đầu đạn nặng tới 2.800 kg ở tầm bắn lên tới 11.500 km.

Tuy nhiên, lúc đó mới chỉ tên lửa R-29RM "Sineva" chứ không phải Bulava, nay SSBN mang tên Vladimir Monomakh lần đầu tiên tại Thái Bình Dương đã "Salvo" 4 tên lửa Bulava trúng đích. Mỗi quả tên lửa Bulava mang 6-10 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn có đương lượng nổ tới 150 kiloton.

Hèn chi giới truyền thông lấy "Monomakh" làm đơn vị, họ đo rằng, với nước Anh thì chỉ cần 2 "Monomakh" là biến quốc đảo này tụt xuống "dưới mực nước biển". Và, chúng tôi tới đây sẽ phân tích cụ thể hơn về Borei SSBN Monomakh và Salvo tại sao là độc đáo, nguy hiểm về chiến thuật và kỹ thuật.

Nga nắn gân Biden và "Học thuyết hạt nhân" của Mỹ?

Thông thường, các huấn luyện SSCĐ của các đơn vị hạt nhân chiến lược Nga đều triển khai và hoàn thành trong thời gian Xuân-Hè và kết thúc bằng kiểm tra, sát hạch với các cuộc tập trận vào mùa Thu. Tuy nhiên lần này, Nga lại tổ chức một cuộc bắn đạn thật vào cuối Đông – điều chưa có trong SSCĐ của lực lượng hạt nhân chiến lược Nga.

Vậy, tại sao nó diễn ra vào mùa Đông?

Theo học thuyết hạt nhân Mỹ, nếu có một cuộc tấn công lớn, trực tiếp vào Mỹ thì Mỹ sẽ sử dụng VKHN.

Tình huống "can thiệp vào bầu cử Tổng thống Mỹ" có được xác định là đòn tấn công trực tiếp vào Mỹ hay không thì chưa biết, nhưng chắc chắn, đòn tấn công mạng vào cơ sở dữ liệu của Bộ Năng lượng Mỹ và Cơ quan An ninh Hạt nhân, đơn vị quản lý kho dự trữ vũ khí hạt nhân của Mỹ vừa rồi là lớn, trực tiếp và nghiêm trọng.

Nếu đòn tấn công mạng này như Mỹ công bố là sự thật thì Mỹ sẽ sử dụng VKHN theo như học thuyết của Mỹ. Vấn đề là ai, kẻ nào, quốc gia nào đã tấn công mạng, hack vào cơ sở dữ liệu của những cơ quan tối cao của Mỹ? Thế giới đã nghe đổ lỗi từ Mỹ: Nga can thiệp bầu cử và Nga hack vào CSDL...

Tất nhiên, Moscow phản bác ngay lập tức, nói Nga không làm việc đó, nhưng nếu Mỹ thích, ngài Tổng thống đắc cử Biden "diều hâu" muốn thể hiện sức mạnh thì Nga sẵn sàng… chiều. Nước Mỹ cần mấy đơn vị "Monomakh"?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại