Nga-Iran-Syria có quá “ngây thơ” khi sập bẫy ông Trump: Tử địa chờ sẵn ở miền nam Syria?

Hoài Giang |

Khi quân đội Syria tiến về Deir Ezzor, chắc chắn các "sự cố" sẽ liên tiếp xảy ra trong một khu vực từng là lãnh thổ cuối cùng của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.


"Lộng giả thành chân", Mỹ rút khỏi miềnBắc, nhưng "giăng bẫy" ở miền Nam Syria?

Ngày 6/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump là người đã đưa ra quyết định rút lực lượng Hoa Kỳ ra khỏi miền bắc đất nước Trung Đông đã hơn 8 năm chìm trong nội chiến.

Ông Trump cũng là người đưa ra so sánh chiến sự giữa Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd là "quá giống hai đứa trẻ", "phải để chúng đánh nhau, và sau đó bạn kéo chúng xa nhau" một buổi mít tinh ở Dallas, Texas hôm 17/10.

Hôm 13/10, Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo tuyên bố đã thỏa thuận với chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad để hợp tác chống lại cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ.

Nga-Iran-Syria có quá “ngây thơ” khi sập bẫy ông Trump: Tử địa chờ sẵn ở miền nam Syria? - Ảnh 1.

Phiến quân Quân đội Quốc gia Syria (SNA) xung phong với yểm trợ của xe bọc thép Thổ Nhĩ Kỳ về hướng lực lượng người Kurd ở miền bắc Syria (Nguồn: Anadolu).

Mặc dù thỏa thuận giữa SDF và chính phủ Syria đã được công bố, nhưng nó chỉ là một bản ghi nhớ về hoạt động quân sự, và không ảnh hưởng đến chính quyền tự trị do người Kurd lãnh đạo.

Có thể trong tương lai, một thỏa thuận cuối cùng sẽ được thống nhất với Damascus, tuy nhiên hiện tại bản ghi nhớ sẽ có những giới hạn với hoạt động của Quân đội Arab Syria (SAA) ở miền đông Syria.

Đêm 16/10, SAA đã tiến vào Kobani. Cùng lúc đó, quân cảnh Nga đã tới Manbij, kiểm soát các căn cứ cũ của Mỹ, máy bay Nga được cho là đã ngăn chặn không kích của Thổ Nhĩ Kỳ.

Nga-Iran-Syria có quá “ngây thơ” khi sập bẫy ông Trump: Tử địa chờ sẵn ở miền nam Syria? - Ảnh 2.

Quân cảnh Nga hoạt động tại Syria.

Sự hiện diện của Nga và Syria đã khiến SDF vững tâm và tập trung chống trả lại đối phương,  hiện tại các chiến binh người Kurd vẫn giao tranh ác liệt với lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ ở Ras al-Ain và đã tái chiếm lại Ayn Issa với sự giúp đỡ của SAA.

Đa phần những ý kiến phản đối ông Trump liên quan tới việc rút quân khỏi miền bắc Syria chỉ trích thái độ "vô trách nhiệm" của ông với lực lượng người Kurd đồng minh đã giúp đánh bại IS. Nhưng thực tế là chính quyền Trump chưa bao giờ có ý định rút quân hoàn toàn khỏi Syria.

Thay vào đó, chính sách của Mỹ  vẫn tiếp tục xoay quanh một loạt các hoạt động chống phá Nga và Iran "bằng máu của người Kurd và người Syria".

Hôm 19/10, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper tuyên bố rằng tất cả gần 1.000 binh sĩ rút khỏi miền bắc Syria "dự kiến" ​​sẽ di chuyển đến miền tây Iraq để tiếp tục chiến dịch chống IS.

Tuy nhiên cũng như các lần tuyên bố rút quân khỏi Syria trước đây, tuyên bố của ông Mark Esper không có gì đảm bảo về việc lực lượng đặc biệt cũng như các đặc vụ tình báo Hoa Kỳ vẫn tiếp tục "hòa lẫn" vào người Kurd và các lực lượng địa phương chống lại Nga và Iran.

Trong trường hợp SAA tiến về khu vực tỉnh Deir Ezzor nhiều tài nguyên dầu khí ở tả ngạn sông Euphrate, chắc chắn các "sự cố" sẽ liên tiếp xảy ra trong một khu vực từng là lãnh thổ cuối cùng của caliphate (nhà nước) của nhóm khủng bố IS.

Một video chưa được xác thực cho rằng đoàn xe quân sự của Mỹ rút qua Tel Tamr (khu vực do SAA kiểm soát và nằm ở phía đông nam của Ras al-Ain) sáng 20/10.

Lập trường chống Iran không thay đổi với "cái đinh" al-Tanf

Thỏa thuận tạm ngưng chiến dịch quân sự trong vòng 120 giờ của Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ ký kết ngày 17/10 đã ngay lập tức là "hòn đá tảng" ngăn chặn thỏa thuận giữa chính phủ Syria và người Kurd có thể phát triển hơn nữa.

Khi lính Mỹ rời khỏi vùng đông bắc Syria, thì theo tuyên bố của Nhà Trắng vào ngày 14/10, lực lượng đồn trú ở căn cứ al-Tanf lại được tăng cường để tiếp tục tiêu diệt tàn quân IS.

Tuyên bố tiếp tục kiểm soát al-Tanf cho mục đích chống lại IS là một câu chuyện nực cười vì nhóm quân tại đây đã chuyển sang chống Iran từ năm 2016 và đặc biệt được đẩy mạnh trong những tháng đầu của chính quyền Trump.

Kể từ thời điểm đó, al-Tanf không đồng nghĩa với cuộc chiến chống IS.

Nga-Iran-Syria có quá “ngây thơ” khi sập bẫy ông Trump: Tử địa chờ sẵn ở miền nam Syria? - Ảnh 6.

Không những không chống IS như tuyên bố của Mỹ, việc căn cứ al-Tanf hiện diện lại khiến các hoạt động tấn công của IS nhằm vào SAA và Iran gia tăng. Hiện thực này khiến nhiều nhà phân tích đặt câu hỏi về mối liên hệ giữa phiến quân Syria và lính Mỹ tại al-Tanf với IS trong khu vực.

Trump Herf, một quan sát viên về tình hình Syria bình luận: "Việc hiện diện ở al-Tanf của lính Mỹ chỉ có một mục đích duy nhất là giám sát cái gọi là "con đường mòn" của Iran".

Cựu quan chức Bộ Ngoại giao Wael Alzayat bình luận vào ngày 16/10 rằng "Chính phủ Iran và Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) vẫn duy trì tham vọng kết nối Iran với Lebanon thông qua Syria (và Iraq)".

Vào tháng 6/2016 máy bay của Hải quân Mỹ đã ngăn chặn cường kích của Nga ném bom phiến uân Syria bên ngoài căn cứ al-Tanf.

Tháng 5/2017, liên minh quân sự do Hoa Kỳ lãnh đạo đã ném bom lực lượng SAA và Iran (có thể bao gồm cả các cố vấn Nga) đang cố gắng tiến về phía al-Tanf.

Rõ ràng ở al-Tanf, người Mỹ muốn khẳng định họ "có chỗ đứng" ở Syria, và "cứng ở chỗ đó" với các hoạt động răn đe nhưng chi phí "nhẹ nhàng" để chuẩn bị cho các kế hoạch chống phá tương lai.

Với 150 binh sĩ đồn trú tại al-Tanf, người dân Mỹ khó có thể cảm thấy vấn đề duy trì căn cứ là quá tốn kém trừ khi một đợt bùng phát xung đột khác xảy ra.

Một phần trong tổng số 1,045 tỷ USD hàng năm của "Quỹ đào tạo và trang bị cho các lực lượng chống IS" đã đến tay phiến quân Syria tại al-Tanf để có thể duy trì chiến đấu với Iran, Nga và SAA. Và hàng năm, ngân sách cho các hoạt động này vẫn tiếp tục được người Mỹ thông qua.

Phiến quân thuộc nhóm Mahavir as-Saura được Mỹ huấn luyện trực tiếp tại căn cứ al-Tanf.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại