Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ mới đây đã lên tiếng chính thức phủ nhận việc chuyển giao cho Mỹ hệ thống tên lửa phòng không S-400 đầu tiên mà Thổ Nhĩ Kỳ nhận được vào tháng 9/2019.
Trước đó, theo báo cáo của Thời báo New York, để “lấy lòng” Mỹ trong việc xóa bỏ lệnh trừng phạt đối với các nước mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 do Nga sản xuất, Ankara đã bí mật chuyển giao hệ thống tên lửa này cho Mỹ.
Ngoài ra, nhiều thông tin rằng Nghị sĩ Cộng hòa Mỹ Johnson đã đệ trình dự luật lên Quốc hội yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không S-400 mà nước này nhận được vào tháng 9/2019 cho Mỹ. Đổi lại, Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ hệ thống tên lửa phòng không Patriot và máy bay chiến đấu F-35.
Mặc dù có thông tin, Mỹ đã có thể có được hệ thống tên lửa phòng không S-400 từ sự “chuyển giao” Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, những tuyên bố công khai về việc không “chuyển giao” hệ thống S-400 cho Mỹ của Tổng thống Erdogan cho thấy nhiều khả năng Mỹ vẫn chưa có S-400, cho dù giới phân tích nhận định Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra những tín hiệu cho việc “lấy lòng” Mỹ thông qua “chuyển giao” S-400.
Thêm một vấn đề liên quan đến pháp lý nữa mà Thổ Nhĩ Kỳ khó có thể “chuyển giao” S-400 cho Washington. Nga khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ không được tự ý tái xuất khẩu tên lửa S-400. "Để xuất khẩu sản phẩm quốc phòng, khách hàng mua vũ khí của chúng tôi phải cung cấp tờ khai người dùng cuối cho phía Nga.
Đó là lý do khách hàng không thể chuyển giao hoặc tái xuất khẩu những khí tài đó sang nước thứ ba nếu thiếu giấy phép chính thức từ Nga", Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Nga ra thông cáo cho biết.
Nhiều chuyên gia cho rằng, Mỹ sẽ bằng mọi cách để buộc Thổ Nhĩ Kỳ chuyển giao S-400 cho mình. Hiện, Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến hành thử nghiệm khả năng tác chiến của các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumph với các dòng máy bay chiến đấu của Mỹ hoạt động trong khu vực, dự kiến sẽ kéo dài đến tháng 11/2020.
Căn cứ vào các thông tin được công khai, quá trình thử nghiệm S-400 được tiến hành tại căn cứ không quân Murted, ngoại vi Thủ đô Ankara với mục tiêu đối phó các đơn vị máy bay chiến đấu F-16V Fighting Falcon (Chim ưng chiến) và F-4 Phantom II (Bóng ma) của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ.
Điều này làm Mỹ lo lắng, do việc Thổ Nhĩ Kỳ thử nghiệm S-400 rất có nguy cơ làm lộ các thông tin về đặc điểm mẫu tín hiệu khi hoạt động của máy bay chiến đấu hiện đại của Mỹ.
Ngoài ra, nếu Thổ Nhĩ Kỳ triển khai và tích hợp thành công tổ hợp S-400 vào hệ thống phòng không nội địa sẽ tạo tiền lệ cho các quốc gia Cận Đông mua sắm vũ khí phòng không của Nga, khi các tổ hợp tên lửa Patriot đắt tiền của Mỹ đã có những màn thể hiện không mấy ấn tượng ở Saudi Arabia, Israel.
Đây cũng là điều mà Mỹ không mong muốn, do vậy việc buộc Thổ Nhĩ Kỳ chuyển giao S-400 cho mình, là hành động buộc phải có của Mỹ.
Nga không lo lắng S-400 rơi vào tay người Mỹ. Nguồn: Sohu.
Về phía Nga, trước các thông tin trên, tại cuộc trả lời phỏng vấn tờ Russia Today (RT), Đại tá hải quân - Tiến sĩ khoa học quân sự, Viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học Tên lửa và Pháo binh Nga, ông Konstantin Sivkov cho biết, Nga không lo lắng trước việc Washington và Ankara lấy hệ thống S-400 ra để “mặc cả” với nhau.
Cho dù Thổ Nhĩ Kỳ có chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Mỹ thì Washington cũng không thể “bóc tách” được thông số kỹ thuật của hệ thống tên lửa này.
Theo ông Sivkov, công nghệ cốt lõi quan trọng nhất của S-400 là một thuật toán phức tạp, cho phép tên lửa nhận ra mục tiêu và tính toán dữ liệu mục tiêu đánh chặn. Công nghệ cốt lõi này bị khóa trong các con chíp không thể bị bẻ khóa. Sivkov cũng nhấn mạnh, cái mà Mỹ muốn có nhất là radar điều khiển hỏa lực tần số cao và hệ thống radar tầm xa di động.
Các hệ thống này cho phép S-400 có thể phát huy tác dụng trong phạm vi 400 km và tìm diệt mục tiêu trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Tờ “Chân lý Đoàn Thanh niên Cộng sản Nga” dẫn lời cựu phó chỉ huy lực lượng phòng không của Quân đội Nga Alexander Luzan cho biết, Nga luôn có các biện pháp bảo vệ kỹ thuật đối với hệ thống tên lửa phòng không S-400.
Nếu tháo rời hệ thống S-400, sẽ không chỉ không thu được bất kỳ bí mật về thông số kỹ thuật nào của mà còn có thể sẽ phá hủy hệ thống vũ khí. Do đó, mọi nỗ lực thâm nhập vào “bên trong” hệ thống S-400 sẽ đều thất bại. Việc Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ “đấu đá” nhau liên quan đến hệ thống S-400 cho thấy, Washington đang “run sợ” trước hệ thống này của Nga.