Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Thường – Trưởng khoa Nhi tổng hợp, kiêm Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội, giao mùa là thời điểm lý tưởng để vi rút, vi khuẩn phát tán, tấn công gây ra các bệnh viêm hô hấp.
2 dấu hiệu điển hình cha mẹ cần đưa con đi viện ngay
Căn cứ vào giải phẫu ở trên nắp thanh môn là hô hấp trên như viêm tai, viêm mũi, viêm họng, viêm amidan và dưới nắp thanh môn là hô hấp dưới viêm khí quản, viêm phế quản, viêm phổi... Các chuyên gia chia viêm đường hô hấp thành 2 loại: viêm hô hấp trên và viêm hô hấp dưới.
Phần hô hấp dưới được chia làm hai phần ống dẫn khí và phế nang. Ống dẫn khí được gọi là viêm phế quản, tiểu phế quản còn phần phế nang thì gọi là viêm phổi.
Theo bác sĩ Thường, trẻ nhỏ, người già là 2 đối tượng dễ mắc viêm hô hấp nhất bởi, người già có hệ miễn dịch đã suy giảm, còn với trẻ, nhỏ hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh dẫn tới các loại vi rút, vi khuẩn dễ tấn công nhất.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Thường
Dấu hiệu của viêm đường hô hấp trên và dưới thường giống nhau và khó phân biệt. Triệu chứng khởi đầu của bệnh thường là ho, sốt, thở khò khè, mệt mỏi, chán ăn ở trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, để phân biệt viêm hô hấp trên và dưới cha mẹ nên chú ý vào các dấu hiệu điển hình. Viêm đường hô hấp dưới có triệu chứng thường nặng hơn viêm đường hô hấp trên.
Viêm đường hô hấp trên có biểu hiện sốt cao hơn kèm theo các dấu hiệu ho, khò khè, khó thở. Trong khi đó, viêm đường hô hấp dưới cũng có các triệu chứng này nhưng chúng xảy ra "rầm rộ" hơn.
Ngoài ra, bác sĩ Thường còn chỉ ra hai dấu hiệu cha mẹ cần nhớ nhất để nhận biết viêm hô hấp dưới ở trẻ:
- Thở nhanh: Trẻ dưới 2 tháng thở trên 60 lần/phút, trẻ trên 2 tháng đến 1 tuổi thở trên 50 lần/phút, trẻ từ 1 tuổi trở lên thở nhanh 40 lần/phút. Cha mẹ nên theo dõi nhịp thở của con để nhận biết bé có bị viêm phổi hay không.
- Rút lõm ngực: Đây là triệu chứng được xem là điển hình và dễ quan sát. Rút lõm lồng ngực biểu hiện khi trẻ hít vào 1/3 ngực dưới của trẻ rút lõm vào. Triệu chứng này đặc biệt hay gặp ở trẻ nhỏ viêm phổi nặng từ 2 tháng đến 1 tuổi. Nếu có dấu hiệu này, cha mẹ cần nghĩ ngay trẻ bị viêm phổi và nhanh chóng đưa tới bệnh viện.
Với trẻ dưới 2 tháng tuổi, nếu trẻ thở mạnh mà có dấu hiệu rút lõm ngực mới có nguy cơ viêm phổi, bởi ở độ tuổi này, xương sườn trẻ còn mềm nên trẻ thở thông thường cũng có dấu hiệu rút lõm.
Với trẻ lớn trên 1 tuổi nếu có dấu hiệu khó thở co kéo cơ quan liên sườn, cha mẹ nên lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu của viêm phổi.
(Ảnh minh họa)
Không phải cứ viêm đường hô hấp là phải sử dụng kháng sinh
Bác sĩ Thường cho biết, nguyên nhân của viêm phế quản cấp và viêm đường hô hấp thường do nhiễm trùng, do miễn dịch dị ứng. Cả hai cơ chế này liên quan thời tiết thay đổi. Đặc biệt là khi nhiệt độ chuyển lạnh kèm mưa phùn, độ ẩm cao càng tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh dễ phát triển.
Ngoài ra, khi thời tiết thay đổi, cơ thể cũng mẫn cảm hơn, từ đó làm tăng yếu tố viêm gây phù nề, viêm nhiễm đường hô hấp.
Tuy nhiên, bác sĩ Thường nhấn mạnh, viêm đường hô hấp 80% thậm chí trên 90% là do vi rút hoặc khởi đầu vi rút, sau đó bội nhiễm vi khuẩn.
Chính vì thế, không phải bất cứ trẻ nào bị viêm hô hấp cũng phải sử dụng kháng sinh. Cha mẹ cần phân biệt rõ đâu là dấu hiệu của viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới để lựa chọn phương pháp điều trị.
Theo đó, với viêm hô hấp trên chỉ điều trị theo triệu chứng:
Thứ nhất: Nếu trẻ sốt cha mẹ nên áp dụng phương pháp hạ sốt, chườm.
Thứ hai: Nếu trẻ có triệu chứng ho cha mẹ nên dùng thuốc ho cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ.
Bác sĩ Thường cho biết, y học thế giới và Việt Nam đều có xu hướng dùng thảo dược vì ít tác dụng phụ. Thuốc ho cũng được chia làm nhiều nhóm như thảo dược mát họng, giảm ho. Chẳng hạn dân gian hay dùng bài thuốc quất hấp mật ong, hoa hồng bạch hấp đường phèn...
Còn ở Việt Nam, bác sĩ Thường lấy ví dụ, bệnh nhận có thể sử dụng Bổ phế Nam Hà Chỉ Khái Lộ, đây là loại thuốc chiết xuất từ Đông y có thể dùng cho trẻ ho khá tốt.
Thuốc ho bổ phế Nam Hà được bào chế từ bài thuốc cổ có tên "Bổ phế chỉ khái lộ" có chứa các thành phần dược liệu điều trị ho vô cùng hiệu quả.
Thứ ba: Khi trẻ bị chảy nước mũi, cha mẹ nên rửa mũi sạch cho trẻ bằng nước muối, nước vô trùng, sau đó nhỏ các loại thuốc làm co mạch như coldi-B - nhóm thuốc được dùng cho trẻ em có tác dụng giảm tiết mũi, co cuống mũi giúp trẻ dễ chịu hơn.
Khi trẻ có dấu hiệu của viêm hô hấp dưới, cha mẹ bắt buộc phải đưa con đến bệnh viện,. Khi đó, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh, bởi lúc đó có thể bé đã bị bội nhiễm vi khuẩn. Việc sử dụng kháng sinh cho trẻ phải đúng nguyên tắc nghiêm ngặt mới có hiệu quả trong điều trị.