Theo bác sĩ Trịnh Thị Vân, bác sĩ khoa sản Bệnh viên Đa khoa Chúc sơn cho biết: "Đau bụng dưới rốn là cảm giác đau vùng bụng, tính từ rốn trở xuống.
Cơn đau bụng có thể thoáng qua hoặc kéo dài âm ỉ nhưng nhiều người vẫn dễ bỏ qua, thực tế đau bụng dưới ở cả nam và nữ giới đều cảnh báo tình trạng sức khỏe, tuy nhiên đối với phụ nữ khi bị đau bụng dưới rốn rất dễ nhầm lẫn với bị đau bụng kinh nhưng không hề đơn giản.
Cơn đau bụng dưới rốn ở nữ nếu xuất hiện ở giai đoạn giữa 2 kỳ kinh thì có thể cơ thể bạn đang trong giai đoạn rụng trứng.
Trong thời điểm này, buồng trứng sẽ giải phóng 1 quả trứng trưởng thành và một số chất dịch cùng với máu. Vì vậy, có thể gây kích ứng niêm mạc của bụng, tạo thành cơn đau.
Đau bụng dưới rốn ở nữ trong giai đoạn này không có hại và có thể biến mất chỉ trong vài giờ.
Nhưng nếu đau bụng âm ỉ, kéo dài, buồn nôn, chóng mặt, sút cân chị em cần đi khám vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý liên quan đến sức khỏe sinh sản".
Bệnh viêm vùng chậu
Đau bụng dưới kèm theo triệu chứng như sốt, dịch tiết âm đạo bất thường, đau khi quan hệ tình dục hoặc mót tiểu, cảnh báo chứng viêm vùng chậu.
Viêm vùng chậu là một bệnh lý nguy hiểm có thể gây biến chứng vô sinh ở nữ, bệnh có thể gây tổn thương ở tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng.
U xơ tử cung
U xơ tử cung chủ yếu phát triển ở thành tử cung được gọi là u xơ, nhưng đây không phải là ung thư. U xơ tử cung thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi 30 và 40 và thường không gây ra vấn đề gì.
Tuy nhiên, ở một số trường hợp người bệnh có thể gặp các triệu chứng như đau bụng dưới, đau lưng, kinh nguyệt hay quan hệ tình dục bị đau, hoặc khó khăn trong việc mang thai...
Các bác sĩ có thể can thiệp loại bỏ u xơ tử cung nếu nó ảnh hưởng tới sức khỏe.
U nang buồng trứng
Đau bụng dưới rốn ở nữ có thể cảnh báo u nang buồng trứng.
Một u nang buồng trứng thường là vô hại, nhưng khi u nang này ngày càng to, sẽ gây ra đau vùng chậu, tăng cân và đi tiểu thường xuyên. Để chẩn đoán u nnag buồng trứng chị em nên đi khám phụ khoa hoặc siêu âm.
Đau bụng do rụng trứng
Nếu có những cơn đau nhói vào thời kỳ rụng trứng của phụ nữ, điều này xảy ra ở rất nhiều người.
Khi rụng trứng, buồng trứng thường rụng một quả trứng cùng với một số chất dịch và máu, điều này gây kích ứng niêm mạc của bụng gây ra các chứng đau.
Đau bụng dưới rốn ở nữ do hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
Hội chứng tiền kinh nguyệt thường ở nữ thường biểu hiện với tính khi thất thường, thèm ăn, mất ngủ, có người xuất hiện cảm giác đau bụng, đau lưng, nhức đầu, mặt nổi mụn và đau nhức ngực.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là do thay đổi trong nội tiết. Bệnh thường nặng hơn khi chị em căng thẳng, ít tập thể dục và cơ thể thiếu một số vitamin.
Trường hợp hội chứng tiền kinh nguyện ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày thì cần trò chuyện với bác sĩ. Cần thiết phải thay đổi lối sống và dùng thuốc giảm đau nhằm giảm thiểu những khó chịu này.
Mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung là trường hợp khẩn cấp, có tính nguy hiểm cao, và đòi hỏi phải điều trị ngay lập tức. Thai ngoài tử cung xảy ra khi phôi thai "đậu" lại không đúng vị trí, thường là ở ống dẫn trứng.
Các triệu chứng mang thai ngoài tử cung bao gồm đau vùng chậu dữ dội, cảm giác chuột rút ở 1 bên thành bụng, chảy máu âm đạo, buồn nôn và chóng mặt.
Khi thấy cơn đau bụng bất thường, đặc biệt là vùng dưới rốn chị em nên đi khám chuyên khoa để được tầm soát kịp thời.
Viêm vòi trứng
Nếu bệnh nhân cảm thấy khó chịu, đau âm ỉ ở vùng bụng dưới, thường có một số dấu hiệu kèm theo như đau lưng, mệt mỏi toàn thân, sốt nhẹ.
Kinh nguyệt thường không đều và đau, sau khi có kinh, các triệu chứng lại dội lên. Những dấu hiệu trên có thể bạn vị viêm vòi chứng.