Trứng làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch
Các nhà khoa học đã khảo sát trên nửa triệu người tình nguyện có sức khỏe tốt (không bị các bệnh như ung thư, bệnh tim hay béo phì) từ 30 đến 79 tuổi tại Trung Quốc.
Họ đã theo dõi sức khỏe của họ trong gần chín năm liên quan đến việc ăn trứng của họ.
Ăn trứng giúp giảm thiểu rủi ro mắc các bệnh tim mạch. Ảnh: Internet
Kết quả là những người ăn trứng hằng ngày sẽ giảm thiểu rủi ro mắc các bệnh tim mạch . Nếu ăn một quả trứng mỗi ngày, tỉ lệ tử vong do đột quỵ xuất huyết giảm 28%, tỉ lệ tử vong do bệnh tim mạch giảm 18% và tỉ lệ mắc đột quỵ xuất huyết giảm 26%.
Ngoài ra, những người ăn năm quả trứng mỗi tuần sẽ giảm 12% tỉ lệ mắc bệnh nhồi máu cơ tim so với những người thỉnh thoảng mới ăn trứng.
Đột quỵ xuất huyết là một trong những bệnh vô cùng phổ biến ở Trung Quốc. Ở các nước phương Tây, bệnh nhồi máu cơ tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
Trứng từng được coi là tác nhân làm tăng cao lượng cholesterol khiến nhiều người nghĩ nó là thực phẩm không tốt.
Tuy nhiên, trong những nghiên cứu gần đây, trứng giúp cơ thể tăng cao lượng cholesterol có lợi, đồng thời giúp cơ thể đẩy lùi lượng cholesterol xấu trong máu.
Trứng còn là nguồn thực phẩm giàu protein, vitamin và các vi khoáng khác cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
Lưu ý khi ăn trứng
Khi bị sốt, bạn không nên ăn trứng gà . Thay vào đó, bạn nên uống nhiều nước và pha thêm chút muối, ăn nhiều rau quả tươi, hạn chế ăn những thứ có nhiều protein.
Khi vừa ốm dậy, người bệnh sức đề kháng yếu không nên ăn trứng tươi, luộc chưa chín hoặc đập vào cháo nóng, nước nóng.
Bởi trên bề mặt vỏ trứng có nhiều lỗ nhỏ li ti nên không khí và vi khuẩn có thể xâm nhập, thậm chí có thể nhiễm vi khuẩn salmonella trong lòng đỏ trứng.
Bạn nên ăn trứng chín bởi trứng chưa chín sẽ khiến cơ thể rất khó hấp thu các chất protein vào cơ thể. Đồng thời nó cũng có thể làm cơ thể bị nhiễm các vi khuẩn tồn tại có hại.
Mọi người thường có thói quen kết hợp uống sữa đậu nành với ăn trứng vào buổi sáng mà không biết rằng protein trong trứng sẽ kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành. Sự kết hợp này gây cản trở quá trình phân hủy và hấp thụ protein trong cơ thể.
Không nên kết hợp trứng và sữa đậu nành. Ảnh: Internet
Nhiều bà nội trợ có thói quen cho bột ngọt vào khi đánh trứng để chuẩn bị làm món trứng chiên. Về mặt dinh dưỡng, đây là một sai lầm.
Ở nhiệt độ cao, các chất natri, acid glutamic, chất clo hóa… trong trứng kết hợp và tạo thành muối natri của acid glutamic.
Chất này cũng là thành phần chủ yếu của bột ngọt. Vì thế, việc cho thêm bột ngọt khi chế biến trứng sẽ làm phá vỡ kết cấu của các nguyên tử muối natri tự nhiên, từ đó làm giảm hàm lượng.
Bên cạnh đó, đối với trứng gà được luộc chín lòng đào nhưng sau khi để qua đêm, Dprotein đã bị phá hỏng vì vậy giá trị dinh dưỡng sẽ giảm thấp rất nhiều. Nếu ăn phải trứng gà biến chất như thế sẽ có hại cho sức khỏe.