Nếu có chiến tranh, Ấn Độ có thể triển khai vũ khí nào của Nga?

Ly Vy |

Tờ Russia & India Report đưa ra 10 loại vũ khí chủ lực (mua từ Nga) mà Quân đội Ấn Độ có thể triển khai nếu nổ ra chiến tranh với Pakistan.

1. Tàu sân bay INS Vikramaditya

Nếu có chiến tranh, Ấn Độ có thể triển khai vũ khí nào của Nga? - Ảnh 1.

Tàu sân bay INS Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ.

Chiếc tàu sân bay với  lượng giãn nước 44.000 tấn này sẽ là trọng tâm trong chiến lược tác chiến của Hải quân Ấn Độ.

Nhóm tác chiến tàu sân bay là lực lượng được vũ trang mạnh nhất và đáng sợ nhất trên biển. Thông tin tàu INS Vikramaditya cũng những tàu chiến khác của Ấn Độ đang tiến đến Pakistan có thể khiến họ nhụt chí và đầu hàng nhanh chóng.

Với 36 máy bay, trong đó có 26 tiêm kích hạm MiG-29K và 10 trực thăng cảnh báo sớm/săn ngầm Kamov, tàu INS Vikramaditya có thể thiết lập một hàng rào ngăn chặn ở vùng biển Ả Rập, ngăn chặn nguồn tiếp tế bằng đường biển cho Pakistan.

MiG-29K không những bảo vệ biên đội tàu sân bay từ máy bay và tàu chiến đối phương mà còn có thể tấn công các mục tiêu trên bờ của Pakistan như Karachi và Gwadar.

Tàu INS Vikramaditya có tầm hoạt động 25.000km ở tốc độ 18 hải lý/giờ và có dự trữ hành trình 45 ngày. Thủy thủ đoàn gồm 110 sĩ quan và 1.500 thủy thủ.

2. Máy bay chiến đấu Su-30

Nếu có chiến tranh, Ấn Độ có thể triển khai vũ khí nào của Nga? - Ảnh 2.

Máy bay Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.

Chiến đấu cơ Su-30MKI (NATO định danh: Flanker) là loại máy bay chiếm ưu thế trên không của Không quân Ấn Độ. Thật khó để có thể hình dung những chiếc F-16 của Không quân Pakistan sẽ đối phó thế nào trước hỏa lực của Su-30MKI. Họ sẽ rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan.

Pakistan buộc phải bảo vệ không phận bằng F-16 và JF-17 nhưng phần lớn trong số chúng sẽ không sống sót qua các cuộc tấn công của Su-30MKI.

Một khi Không quân Pakistan đã bị vô hiệu hóa, Su-30MKI có thể được triển khai để tấn công các cơ sở quân sự và hạt nhân của Pakistan. Những chiếc Su-30MKI với tên lửa BrahMos có thể tiêu diệt các căn cứ quân sự và hạ gục không quân, hải quân Pakistan.

Su-30MKI là dòng chiến đấu cơ hạng nặng với 12 giá treo vũ khí, cho phép nó mang được nhiều loại tên lửa, rocket và bom thông minh.

Máy bay có tải trọng tối đa 8.000kg, mặc dù vậy trong chiến đấu thực tế, tải trọng thường được giảm xuống để máy bay tăng cường phạm vi hoạt động, giúp nó chiếm ưu thế trong các cuộc không chiến.

Khả năng cơ động cao mang lại cho Su-30MKI lợi thế rất lớn so với các đối thủ phương Tây. Trong nhiều cuộc thi đấu giả định, các chiến đấu cơ thuộc gia đình Flanker đã đánh bại nhiều máy bay phương Tây như F-15, F-35 và Eurofighter Typhoon.

Ấn Độ hiện có từ 250 - 272 chiếc Flanker và con số này có thể vượt ngưỡng 300 chiếc nhằm bổ sung lực lượng khi những chiếc MiG-21 và MiG-27 về hưu.

3. Máy bay tiếp dầu Il-78

Nếu có chiến tranh, Ấn Độ có thể triển khai vũ khí nào của Nga? - Ảnh 3.

Máy bay tiếp dầu Il-78 của Không quân Ấn Độ.

Ilyushin Il-78 là phiên bản tiếp dầu trên không của dòng máy bay vận tải Il-76. Nó cho phép các chiến đấu cơ đa nhiệm như Su-30MKI có thể phát huy hết khả năng.

Mỗi chiếc Il-78 mang theo 2 thùng nhiên liệu với tổng dung tích 18.230 lít đặt trong khoang hàng và cho phép tiếp liệu cùng lúc đến 3 máy bay trong khi bay.

Trên lý thuyết, các chiến đấu cơ có thể thực hiện hàng loạt nhiệm vụ trong thời gian dài, song do ngốn nhiều nhiên liệu nên thời gian hoạt động của mỗi loại máy bay có thể ngắn (như MiG-21 là 45 phút) hoặc dài (như Su-30MKI là gần 3 tiếng).

Nhờ được tiếp liệu trên không, thời gian hoạt động của chúng có thể được tăng cường. Các phi công Ấn Độ có thể thực hiện nhiệm vụ trong 10 tiếng liên tiếp, trong đó có thay đổi phi công giữa thời gian bay.

4. Tên lửa BrahMos

Nếu có chiến tranh, Ấn Độ có thể triển khai vũ khí nào của Nga? - Ảnh 4.

Tên lửa hành trình BrahMos.

Nói đúng ra thì tên lửa BrahMos (được chế tạo bởi Tập đoàn BrahMos) là tên lửa của Ấn Độ. Tuy nhiên, nó lại là thiết kế của Nga vốn bị "bỏ xó" sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc. Loại tên lửa này là một trong số ít các viên ngọc quý của Liên Xô mà Ấn Độ có thể chạm tay vào được.

Các kỹ sư của cả Nga và Ấn Độ đều cùng nhau làm việc trong dự án BrahMos. Hiện nay, tỷ lệ sở hữu của Ấn Độ và Nga trong liên doanh này lần lượt là 50,5 : 49,5.

BrahMos có thể là vũ khí đầu tiên được bắn từ Ấn Độ, với mục tiêu ban đầu là các hang ổ khủng bố như Muridke, tỉnh Punjab, Pakistan.

Nếu phạm vi của cuộc xung đột mở rộng, các tên lửa này có thể tấn công trung tâm chỉ huy, điều khiển và liên lạc của Pakistan chỉ trong vòng vài giờ. Nếu được phóng từ các căn cứ ở bang Rajasthan hay Punjab của Ấn Độ, nó sẽ vươn tới mục tiêu chỉ trong vòng vài phút.

Do đó, BrahMos sẽ là vũ khí tấn công đầu tiên có thể tiêu diệt khả năng phòng thủ và tấn công của Pakistan một cách nhanh chóng và hiệu quả.

5. Tên lửa Klub

Nếu có chiến tranh, Ấn Độ có thể triển khai vũ khí nào của Nga? - Ảnh 5.

Tên lửa hành trình Klub.

Các tàu mặt nước và tàu ngầm của Hải quân Ấn Độ hiện đã được trang bị tên lửa Klub. Đây là phiên bản xuất khẩu của tên lửa Kalibr mà Hải quân Nga đã sử dụng để tấn công các IS và các nhóm khủng bố do Mỹ hậu thuẫn tại Syria.

Mặc dù tầm bắn của Klub bị hạn chế dưới 300km theo Hiệp ước kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR) nhưng mức đó đã quá đủ để tấn công các mục tiêu ven biển từ vùng biển quốc tế.

Điểm thú vị về đường bay Klub là phần lớn trong quỹ đạo, nó di chuyển ở tốc độ siêu âm. Trong giai đoạn đầu, tên lửa bay ở độ cao từ 9 - 14km so với mặt biển. Khoảng 60km trước khi đến mục tiêu, tên lửa Klub hạ độ cao xuống còn 4,5km so với mặt biển và tăng đến tốc độ siêu âm trước khi đánh vào mục tiêu.

Do động năng lớn, loại tên lửa này của Nga đã từng cắt đôi mục tiêu tàu chiến trong một lần thử nghiệm. Các biện pháp phòng thủ của đối phương gần như không có hiệu quả gì với nó.

Tên lửa Klub có thể thay đổi góc bay rất linh hoạt và không dễ để đoán được đường bay của nó như các loại tên lửa hành trình chống hạm khác.

6. Tàu ngầm do Nga chế tạo

Nếu có chiến tranh, Ấn Độ có thể triển khai vũ khí nào của Nga? - Ảnh 6.

Tàu ngầm INS Chakra.

Trong cuộc chiến Kargil vào năm 1999, một tàu ngầm (do Nga chế tạo) của Hải quân Ấn Độ đã ẩn nấp gần Karachi mà Pakistan không hề hay biết. Gần đến mức đặt toàn bộ cảng Karachi trong tầm bắn của ngư lôi.

Nếu cuộc xung đột năm đó mở rộng ra ngoài khu vực Kashmir, chiếc tàu ngầm ấy sẽ phóng hàng loạt ngư lôi vào các tàu của Hải quân Pakistan. Ấn Độ hiện có khoảng 12 tàu ngầm loại này. có thể gây khó khăn cho cả tàu chiến và tàu thương mại của Pakistan.

Một loại vũ khí đáng gờm khác của Hải quân Ấn Độ là tàu ngầm hạt nhân INS Chakra. Không giống tàu ngầm thông thường phải nổi lên hàng ngày, INS Chakra có thể ẩn mình dưới lòng biển trong hàng tháng. INS Chakra được vũ trang với 36 ngư lôi và tên lửa chống hạm Klub.

7. Pháo phản lực phóng loạt

Nếu có chiến tranh, Ấn Độ có thể triển khai vũ khí nào của Nga? - Ảnh 7.

Pháo phản lực phóng loạt BM-30 Smerch của Lục quân Ấn Độ.

Ấn Độ là một trong những quốc gia đầu tiên sớm đưa các hệ thống pháo phản lực phóng loạt vào biên chế, bao gồm cả BM-21 Grad và BM-30 Smerch. Hệ thống Grad huyền thoại (hiện đang được quân đội của hàng chục quốc gia sử dụng) gồm 40 ống phóng và có thể phóng hết toàn bộ rocket trong thời gian 20 giây, với tầm bắn từ 20 - 40km.

Ấn Độ hiện có hơn 150 hệ thống Grad và 62 hệ thống Smerch. Nước này cũng đang chế tạo pháo phản lực Pinaka dựa trên các hệ thống của Nga.

8. Khinh hạm tàng hình

Nếu có chiến tranh, Ấn Độ có thể triển khai vũ khí nào của Nga? - Ảnh 8.

Khinh hạm lớp Talwar của Hải quân Ấn Độ.

Trong cuộc chiến năm 1971, các tàu tên lửa (do Nga chế tạo) của Ấn Độ đã tấn công vào Karachi. Sau này, Ấn Độ đã chế tạo trong nước các khinh hạm tàng hình lớp Talwar.

Có nhiều ý kiến khác nhau về khả năng tàng hình của khinh hạm lớp Talwar. Nhưng theo Global Security, những khinh hạm mang tên lửa này đại diện cho công nghệ tàng hình tiên tiến, chúng "không chỉ tăng cường khả năng phòng thủ của Ấn Độ trên biển mà còn tác động đáng kể đến cán cân sức mạnh ở châu Á".

Một số khinh hạm lớp Talwar mang theo tên lửa Klub phóng thẳng đứng, trong khi các tàu mới hơn được trang bị tên lửa BrahMos.

9. Xe tăng T-90

Nếu có chiến tranh, Ấn Độ có thể triển khai vũ khí nào của Nga? - Ảnh 9.

Xe tăng T-90 của Lục quân Ấn Độ.

T-90 là mũi nhọn của lực lượng tăng - thiết giáp Ấn Độ, giúp nước này thực hiện chiến lược thọc sâu nhanh chóng vào lãnh thổ Pakistan, tạo lợi thế cho các cuộc đàm phán trong tương lai.

Xe tăng T-90 thích hợp cho chiến tranh hiện đại bởi nó có nhiều khả năng:

- Lớp giáp phản ứng nổ thế hệ 3 có thể chống lại đạn của các loại xe tăng thế hệ mới từ Mỹ và châu Âu (trên thực tế, T-90 đã sống sót khi bị tên lửa TOW của Mỹ đánh trúng).

- Không giống như xe tăng Abram của Mỹ nạp đạn bằng tay, T-90 sử dụng hệ thống nạp đạn tự động cho pháo chính. Ngoài ra, nó có có hệ thống kiểm soát hỏa lực cho phép bắn chính xác khi đang di chuyển.

Lục quân Ấn Độ hiện có khoảng 1.500 xe tăng T-90 và đang chế tạo thêm nhiều chiếc nữa theo giấy phép.

10. Vũ khí hỗ trợ bộ binh

Nếu có chiến tranh, Ấn Độ có thể triển khai vũ khí nào của Nga? - Ảnh 10.

Hệ thống Tunguska của Lục quân Ấn Độ.

Các hệ thống hỗ trợ bộ binh giống như những anh hùng thầm lặng trên chiến trường, giúp bảo vệ lực lượng bộ binh kkhi đang di chuyển.

Lục quân Ấn Độ hiện có khoảng 100 hệ thống pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka. Mặc dù được chế tạo từ những năm 1950 nhưng sự xuất hiện của Shilka sẽ khiến NATO không thể sử dụng máy bay ở tầm thấp.

Một hệ thống hỗ trợ khác là Tunguska, được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ mà Shilka không làm được.

Nếu như hệ thống Shilka chỉ được trang bị pháo thì Tunguska còn được trang bị kết hợp cả pháo và tên lửa phòng không, cho phép bảo vệ bộ binh trước các loại máy bay bay thấp, trực thăng và tên lửa hành trình trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày và đêm.

Ấn Độ đã mua 24 hệ thống Tunguska vào năm 2005. Hiện nay, có thể con số này đã tăng lên đến 184 hệ thống.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại