Những người khỏe mạnh có thể ngủ một mạch từ đêm tới sáng mà không bị trằn trọc, tỉnh giấc giữa chừng. Điều này cũng cho thấy cơ thể tương đối bình thường và không có vấn đề gì.
Tuy nhiên, nếu bạn luôn thức giấc vào 2 khoảng thời gian này khi ngủ vào buổi đêm thì có thể là cơ quan gan đang lên tiếng kêu cứu rồi đấy.
1 giờ sáng
Mỗi đêm, bạn cần duy trì giấc ngủ đủ kéo dài từ 7 - 8 tiếng và tốt nhất nên đi ngủ sớm trước 10 giờ tối. Nếu đã đi ngủ sớm mà lại thường xuyên thức giấc vào khoảng 1 giờ sáng hàng ngày thì có thể là do chức năng thận bị tổn thương. Điều này cũng khiến gan phải làm việc nhiều, khí huyết lưu thông kém nên làm cơ thể tỉnh giấc vào khoảng 1 giờ sáng.
3 giờ sáng
Ngoài 1 giờ sáng thì 3 giờ sáng cũng là thời điểm gan đang giải độc. Nếu bạn cũng bị tỉnh giấc trong khoảng thời gian này thì gan sẽ khó đào thải độc tố, từ đó là nguyên nhân khiến cơ thể tích tụ chất độc và rác thải. Vì vậy, hãy chú ý khi thấy cơ thể tỉnh giấc trong khoảng thời gian này để lên kế hoạch bảo dưỡng gan ngay.
Khi gan bị tổn thương, có "2 đen, 2 vàng" xuất hiện trên khuôn mặt mà bạn không nên chủ quan bỏ qua
*2 vùng trên mặt chuyển sang màu vàng
Da mặt vàng
Gan là cơ quan giải độc của cơ thể nên nếu chức năng gan hoạt động bình thường thì sắc mặt của bạn sẽ hồng hào, tươi tắn. Còn nếu sắc mặt trở nên vàng sạm, xỉn màu, tối đen thì đó là lúc chức năng gan làm việc kém, gây lắng đọng sắc tố da.
Do đó, khi nước da dần trở nên xỉn màu, đen sạm, da sần sùi, khô ráp và mất độ đàn hồi thì bạn cần nhanh chóng đi kiểm tra xem gan có đang bị tổn thương hay không.
Lòng trắng mắt chuyển sang màu vàng
Nếu chức năng gan bị tổn hại nghiêm trọng, mật trong gan sẽ tiết ra bất thường, từ đó khiến mật dễ xâm nhập vào máu. Khi mật đọng lại trong máu cao thì lòng trắng mắt sẽ chuyển sang màu vàng khác lạ.
*2 chỗ trên mặt chuyển sang màu đen:
Quầng thâm mắt đen
Nếu máu trong gan lưu thông kém, nó có thể gây khô mắt, ngứa da. Điều này là do gan tích nhiều độc tố nên sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, từ đó làm quầng thâm trên mắt hiện lên rõ rệt.
Móng tay có sọc dọc đen
Móng tay bình thường sẽ có màu đỏ nhạt, phẳng và mịn, có nếp gấp. Nhưng nếu phần móng của bạn lại có đốm đen thì đây là dấu hiệu cho thấy quá trình trao đổi chất của gan bị tắc nghẽn, làm giai đoạn tuần hoàn máu diễn ra không tốt.
Theo Đông y, gan có liên quan đến gân cốt nên khi thấy móng tay có sọc dọc màu đen thì bạn nên nghĩ đến nguy cơ gan bị tổn thương. Chỉ khi bạn ăn uống và sinh hoạt lành mạnh hơn thì tình trạng này mới hoàn toàn biến mất.
Nguồn: Sohu